Friday, September 21, 2007

Túi Da

"Mày ngựa không thể tưởng tượng được Duy", Văn người bạn thân tôi, nói với tôi hoài mổi lần anh thấy tôi mang cái gi mới trên người. Văn là người Hải Phòng, anh tốp người không 'lôi thôi', không nhiều chuyện, và lúc nào củng có sẳn chử "...tao đả bảo mày rồi." trên môi. Anh cười chọc tôi khi thấy mổi lần đi uống cà phê với anh, tôi mang một cái túi mới đựng máy laptop, máy ảnh, sách đọc, và linh tinh. Nhưng lần này hình như sẻ là lần cuối cùng tôi thay túi sách đồ. Nhất là tại vì tôi đả chán cái câu chuyện Văn hay kể ngày xưa anh nghèo đến nổi ông cụ bắt anh ở nhà chăn trâu và đi đào củ sắn để ăn...không có quần mà mang, nói gì tới chuyện để ý tới túi mới thời trang. Hai là cuối cùng trong cuộc trình tìm kiếm cái túi sách mà có tên tôi, có linh hồn của tôi, và khó mà có ma nào kiếm ra mua y hệt, tôi đả vô tình gặp được người làm túi da rất là giỏi, anh Dave Munson là dân tây ba-lô thứ thiệt, ngầu gấp mấy lần mấy anh mọi Zulu bên phi châu thời xưa.

Câu chuyện của Dave dài lắm nhưng đây không phải là chuyện của anh ấy mà là chuyện của cái túi sách mới của tôi. Dave mới làm xong cái túi cho tôi, khi nhận được tôi biết rằng cuộc trình tìm kiếm của tôi đả chấm dức và không bao giờ con mắt tôi sẻ 'lang thang' nửa. Chuyện tôi kiếm túi sách da tốt và có hồn không lạ gì đối với bạn hữu thân,
'...mày đi về Việt Nam đi, thiếu gì...mà rẻ nửa. Cở nào nó củng làm được hết.' Tôi biết rồi! nhưng hay trả lời và nhắc lại là trong lời của tôi có 2 chử, 'tốt và có hồn'. "...thì qua Thái Lan đi, thiếu gì..." câu mà thường thường đi theo sau đó của bạn thân. Tôi lớn lên và ra đời tự lập từ lúc 16 tuổi, lỳ như trâu (lời của mẹ) nhưng tôi rất nghe lời dạy của bố, củng là một dân ba-lô thứ thiệt. Ông cụ thích thiên nhiên, ngoài trời, đồng hồ cổ, và..túi sách. Ông dạy tôi mải, "mày nghèo cách mấy tao không cần biết. Mua cái gì thì mua cho đáng, để sau này để lại cho đám con, rồi tới đám con tụi nó nửa." Ông còn dặn rằng, đồ của tôi phải có dấu vết để lưu nhớ tới của những thời gian và cuộc trình của tôi trên đời. Nếu làm như cụ nói thì...khó và đắt lắm! Tôi đả đi tìm kiếm cho tôi một cái túi sách bằng da lâu lắm rồi, cái giống của bố tôi mà ông vẩn còn xài cho tới bây giờ. Cái túi ấy phải giống như những túi mà các phóng viên mang theo thời thế chiến thứ 2, và tốt như những túi mà các vị mạo hiểm dùng khi đi tiềm kiếm tích vật trong rừng hay ngoài sa mạc Sahara. Tôi đả tới những tiệm bán đồ cổ nhưng không kiếm ra cái vừa ý mà có thể dùng cho thời đại bây giờ với laptop và dt di động. Có thấy những túi da của những hãng thời đại bây giờ nhưng nó quá thời trang hay là không có chất lượng tốt bắng túi của bố tôi. Tôi không muốn dùng blog để quảng cáo Dave Munson, nhưng những gì anh làm gần như một nghệ thuật gần mất đi lâu lắm rồi. Khi tôi hỏi anh Dave tại sao tôi phải mua đồ của anh làm. Anh chỉ trả lời, "mày không cần mua, nhưng nếu mày mua, sẻ có một trong 2 điều sẻ xảy ra." Anh bảo tôi rằng, lúc ngày tôi mất đi, con cái tôi sẻ tranh giành nhau ai là người giữ được cái túi của bố. Tôi có thể đổi ý và muốn chôn chung với cái túi của tôi. Sẻ có người đòi mua lại cái túi của tôi. Nếu trong một ngày ở phi trường hay ga xe mà không có người khen hay hỏi đâu kiếm ra được cái túi của tôi, anh Dave sẻ trả tiền tôi lại gấp 2 lần. Nhưng điều mà tôi quyết định ngay tại chổ mua cái túi của Dave làm là anh cho tôi coi film và ảnh anh có trong cuộc trình Tây ba-lô của anh bên Phi Châu, Á Châu, và những nước Nam Mỹ. Anh có cuốn film mà anh cho con cá xấu cắn túi da của anh, sau một cuộc giằng co, cái túi thắng. Tôi vẩn còn nhớ tới lần đầu tiên cách đây 2 hôm, một ông cụ người Mỹ khoản thập niên 70 bước tới trong quán cà phê hỏi tôi rằng có phải bố tôi cho tôi cái túi đó không, vì bố của ông ấy ngày xưa thường mang một cái giống như vậy. Xong chuyện! bây giờ tôi phải đi kiếm cái đồng hồ cổ.


Sau một tiếng đồng hồ chịu hết nổi, "Duy, mày mua cho tao một cái túi vậy được không?", Văn nói mắt không nhìn khỏi cái túi tôi cố tình để gần ghế anh ngồi. "...tao đả bảo mày rồi..." tôi nói rất tự tin.

Túi da và cá sấu


Duy

No comments: