Monday, October 29, 2007

AES 2007 Ấn Tượng Nhất





Digidesign Mbox2 Micro

Hệ thống USB Mbox 2 Micro mà có thể bỏ túi. Với laptop và Protools LE, Mbox 2 Micro giải quyết vấn đề edit và mix gọn gàng cho kỹ sư bất cứ chổ nào, chỉ cần một headphone tốt. Đường âm thanh output của 1/4" Mbox 2 Micro, lên tới 24-bit/48kHz. Không có input nhưng Mbox 2 Micro là rất tiện cho nhạc sỹ, kỹ sư âm thanh, và thiết kế biến chế âm thanh rất tiện nghi, không ngừng công việc hay ghi chép những ý kiến mới khi đang một trên máy bay hay hành trình xa.

Hãng RMG Tái Suất Trở Lại Cho Băng Analog Reel to Reel

Băng analog cho máy Reel to Reel chấm dức sản suất khi các hảng như Ampex và BASF đóng chi nhánh làm băng analog vào năm 2004. Một trong tin vui nhất của làng kỹ sư âm thanh "ấm". Tuy có những hãng như Prism, Benchmark, Apogee, Larvy Tech, v..v.. với những máy digital converters biến đổi âm thanh analog qua digital hay trở lại rất ấn tượng nhưng theo Digibeatchemist, họ chưa đạt được hoàn toàn cảm giác hay harmonic. Ngạc nhiên là số băng 1/2" bán rất chạy, gần như tỷ lệ 4:1 với băng 2" trong thời điểm này, chứng tỏ những gì mới trong công nghệ DAW hay digital audio chưa hẳng là giải quyết hoàn toàn cho công nghệ sản suất nhạc...hết xẩy!

Lexicon PCM 96

96 còn có nghỉa là 96kHz. Trả lời cho tất cả các kỹ sư thích âm thanh của Lexicon mà không phải sắm 480XL quá dư cho công việc của mình. Tất cả I/O's tiện nghi cho DAW với AES/EBU và cả Word clock. Một số chương trình reverb và delay mới của các kỹ sư nổi tiếng được thiêt kế trong máy PCM 96. Bạn không có tiền mua 960 hay 480, đừng lo, PCM 96 dể dàng làm bạn hài lòng.

Shadow Hills Gama Microphone Preamp

Nổi tiếng là đắc và dù có tiền củng khó mà mua được vì người sắp hàng mua quá đông. Shadow Hills không chịu "dọn nhà" qua Trung Quốc như những hãng khác để giảm phần chi phí quản lý. Kỳ này giải quyết được cho API lunch box, rất phổ biến cho đám kỹ sư hay chạy từ phòng thu này qua phòng thu âm kia, không lo là không có "màu" hay micprophone ưa thích của mình.

...Nhìn thì thèm nhưng hơi bối rối!

API 1608
Weiss ADC2-FW
AL.SO Dynax2
Retro Instrument Retro 176
Neve Genesys

Tuesday, October 16, 2007

Digidesign Protools tại AES phần 2

Phần mềm của Digidesign Protools 7.4

Lúc Digi upgrade lên phần mềm Protools 7.3 tôi rất là hứng thú với những phần mới của 7.3, nhất là dùng nút 'click' bên phải của chuột rất tiện cho công việc trong session được trôi đều và nhanh tróng. Ngoài đó 7.3 sửa hẳng vấn dùng MIDI track với Instrument tracks, thay đổi độ nhìn lớn nhỏ dể hơn, nhiều thêm short keys mới, và có thêm VCA master fader.

Trong conference AES kỳ này tại New York tuần vừa rồi, Digidesign giới thiệu Protools 7.4. PT 7.4 sẻ không phải là một upgrade miển phí. Digi đang muốn biến Protools thành một hệ thống phần mềm cho sản suất sản phầm âm nhạc 'hoàn tất'. Mục đích đó càng ngày tôi thấy càng gần. Những gì gọi là đặc biệt của các phần mềm làm nhạc của các hãng khác và plug in's bây giờ nằm trong Protools gần như 95%, chẳng hạn như là elastic audio, nhạc cụ phần mềm, plug in trống, sampler, và những tiếng bộ cho công việc âm thanh trong phim ảnh. Giống như Live, PT 7.4(Protools) kết nhập (import) được tất cả loại file của Soundforge Acid loops, Rex (Reason/Recycle), và những bộ loops của hãng East Meet West mà ngày xưa phần lớn làm việc hợp tác với hãng Native Instruments nhiều hơn là hãng Digidesign.

Digidesign Virtual Instrument Box Set

Bộ Rtas hoàn toàn từ nhóm AIR (advance instrument research) của Đức, hãng mẹ của phần mềm Wizoo synth, được đưa vào một box set với một giá giảm để hoàn tất một hệ thống làm nhạc cho các hệ thống Protools nhất là Protool LE, gồm có Hybrid (high-definition synthesizers), Strike (drum), Structure (sampler), Velvet (electric pianos), và Xpand (sampler playback/synthesis workstation. Đây không phải là một box set RTAS tầm thường, đầy những âm thanh chất lượng cho nhạc cụ và rất là dể học cách dùng.
Digi Box set hay là NI Komplete? chắc NI Komplete cũng phải xuống giá luôn.

Eleven

Ngạc nhiên rất là sự xuất hiện của Eleven, RTAS plug in cho guitar. Đây cũng là giấu hiệu đầu tiên là Digidesign có ý muốn các studio nhỏ hay lớn chỉ cần phần mềm của Protools để làm tất cả công việc sản suất nhạc từ viết và soạn nhạc, thâu và hòa âm trong một hệ thống DAW mà thôi. Đối với Digibeatchemist, phần mềm vẩn còn trong beta và đang đợi sự hồi ý của người dùng. Bạn có thể download để thử. Chúng tôi không thể tiết lộ Eleven version tới sẻ làm gì nhưng tất cả các hãng như San Ams, Line 6 Toneport, và NI Guitar Rig tại AES không thấy nói gì nhưng chỉ khoe là sẻ...xuống giá.

Digidesign kỳ này tại AES đả thỏa mản một số tò mò rằng hãng này muốn giử lấy và vẩn còn là một hãng có vị trí đứng đầu, tuy rằng có sự xuất hiện của Logic 8. Không những cho tất cả những phòng thâu lớn, nhưng bây giờ có ý muốn thuyết phục luôn những phòng thâu nhỏ và tại gia của nhạc sỹ và kỹ sư âm thanh.

Trong khi đó trong một kỳ họp mặt lớn như vậy của AES, chúng tôi không thấy có sự hiện diện của Apple và Logic...hình như Apple đang tập chung tất cả vào một cú 'đạp' tới cho Avid với Final Cut Pro.

Sunday, October 07, 2007

Con khủng long Digidesign tại Công Nghệ AES, phần 1

Trong thế giới của công nghệ âm thanh tại Mỹ, Digidesign (Protools) là một trong con khủng long to lớn, rất là dử. Từ lúc nó xuất hiện cho tới bây giờ, hệ thống Digidesign (Protools) bây giờ là một hệ thống phải có trong tất cả nhà sản suất từ phim ảnh, nhạc, video game, cho tới thế giới của đài truyền hình...dù ít hay nhiều, phải có. Đối với tôi và Brian White, cái bằng Operator và Expert Digidesign Protools Certified rất là quan trọng, cho Brian là một nhà giáo viên và cho tôi là một kỹ sư âm thanh/tư vấn. Digidesign (Protools) mở trường dạy học và cho bằng cấp của hãng cũng là một cách làm việc rất là hay. Công ty dùng những người đả có bằng để thử những sản phẩm mới, báo cáo những vấn đề của phần mềm, và là cái thông tin phản hồi rất trực tiếp cho chi nhánh thiết kế quảng cáo cho hảng, mà không mất một chúc tài khoản của công ty.

Trong khi đó ngược lại, chúng tôi là những người được chọn để báo cáo những thông tin này cho công ty, dù rằng không có lệ thuộc cho hãng và không có lương bổng, chúng tôi có nhiều lợi tức khi nắm được 2 bằng này. Khi được tchọn làm, chúng tôi phài ký hợp đồng (a non disclosure agreement) là không được nói ra hay tiết lộ những gì hãng hay công ty đang làm và 'cú đánh' kế tiếp vô thị trường dụng cụ âm thanh. Đây là một cái bằng khó lấy và rất là đắt tiền cho tôi, nhưng phải có vì đối với chổ đứng để tư vấn, nó là một cái lợi lớn cho khánh hàng của chúng tôi. Họ sẻ không bao giờ bị rất vô trường hợp phải 'ngậm' một món hàng hay hệ thống đả lổi thời trong vòng một thời gian quá ngắn, sau khi mua sắm.


Chúng tôi đả thấy đường đi của Digidesign (Protools) và không một chúc ngạc nhiên với cái thông tin hàng mới của Digidesign (Protools)...trước cả buổi họp mặt của AES (Audio Engineering Society) cuối tuần này ở thành phố New York. Kỳ này 'hàng' mới của Digidesign (Protools) tung ra thị trường quá 'đẹp', hay, và nhắm 'nòng' súng vô Ableton Live, Reason, và thế giới của những dân sản suất âm nhạc...bắn lạc một chúc xíu qua đám làm phần mềm của Window, phần mềm nhạc cụ, và cả anh em làm âm thanh cho film nửa. Hay thiệt!

Dụng Cụ Phần Cứng Của Protools

C|24 Bàn Điều Khiển Phần Mềm Protools
Ừ nhỉ tại sao không Control 24 new mà lại C|24? Digidesign đăng ký cái 'chử' đó luôn, nói tới con khủng long đang làm tới. Kỳ vừa rồi tôi còn nhớ nói chuyện với một em trai kỹ sư ở Việt Nam, dể tính, khoe tôi rằng sẻ sắm cái control 24 mới của 'chàng' có tới 16 cái Focusrite preamps. Tôi rất muốn đè 'chàng' xuống một chúc nhưng tinh thần phấn khởi của tuổi trẻ em trai tôi quá mạnh, làm tôi phải ngừng 'mách' cho em biết rằng, đừng mua đồ mới ra, đợi tụi anh kiếm hết vấn trước, sửa hết cho em...rồi hẳng mua. Khác với cái Control 24 của em trai (đả mua rồi) rất nhiều. Những vấn để như mặt của bàn dể bị tróc sơn, bộ phận master, đường dây âm thanh ra ngoài bị vấn đề của độ 'sì' (noise floor) hơi cao, Focusrite preamps loại rất rẻ tiền (tuy là hàng class A...sạo kinh khủng), thông tin trao đổi Ethernet giửa phần mềm Protools và bàn mix hay bị rớt, và cái cuối cùng là đề án thiết kế của phần cứng, hoàn toàn sai, sai bét và sai nát bấy...sẻ được sửa lại hết.

C|24 sẻ là cách điều khiển trực tiếp cho người kỹ sư làm việc với phần mềm Protools. Đề án thiết kế mới của bàn điều khiển phầm mềm (KHÔNG PHẢI BÀN MIX...đừng lầm chuyện này) làm lại có lý hơn nhiều là không còn cao như bàn điều khiển trước. Đây sẻ giải quyết được vấn đề vị trí của loa (monitor speakers position) cho kỹ sư âm thanh.
Tất cả I/O's, đường dây âm thanh ra và vào của C|24 đều thay mới lại hết với những bộ phận chất lượng hơn nhiều. Digi đả thiết kế lại từ đầu vấn đề này, không giống như kỳ trước với Control 24, tung ra thị trường quá vội vàng. Ngoài sự khác biệt của I/O's với nhiều 'head room' hơn và bớt rất nhiều độ 'xì' (noise), mổi channel của C|24 có cả high-pass filter (16).




Tất cả phần mềm thông tin giữa C|24 vẩn còn dùng Ethernet nhưng được viết lại chắc hơn xưa để tránh chuyện 'rớt' thông tin trao đổi giửa phần mềm và phần cứng của bộ phận.
Để án của bàn điều khiển bây giờ làm rất là có lý, Digi có ý định muốn thiết kế bàn này cho anh em kỹ sư làm âm thanh cho phim ảnh, gọn gàng có chổ để màn hình và nhìn rất là đẹp mắt với màu tối hơn một chúc cho phòng phim.
Vì hàng mới của Digi được làm từ đầu lại quá...ngon, giá của C|24 hơi có phần 'mập mạp' một chúc. Khác với bàn trước, Digi muốn bán theo hệ thống HD Accel để đi chung với bàn điều khiển. Tôi và Brian hay dởn với đám kỹ sư Digi là,"...tụi bây ra giá hệ thống kiểu đó để bán bớt đồ cùi (Digidesign 96HD I/O) chứ gi?..." Hệ thống C|24 sẻ làm một cái lổ to lớn trong kho tài khoản của bạn gần 10,000-18,000 đô la Mỹ. Hỏi tại sao mà ác vậy, Digi chỉ trả lời, "Tao là con khủng long trong thế giới bé nhỏ của thị trường âm thanh tụi bay".

Hệ thống HD với C|24

* C|24 (quá ngầu)
* Pro Tools|HD 2 Accel system (PCI 'cùi' or PCIe 'ngon' available)
* 96 I/O (cùi)
* M-Audio® USB MIDISPORT 2x2 (cùi hơn nửa)
* C|24 TRS DigiSnake Kit (sắp bị cùi)
* Digidesign DINR™ TDM (quá cùi)
* Digidesign Smack!™ TDM
* Bomb Factory Pultec Bundle
* Bomb Factory Slightly Rude Compressor™
* TL Space™ TDM Edition

Giá thị trường: $18,995
Trị giá: $28,344.95
Bớt được: $9,349.95


Bàn Điều Khiển D-Control ES


Trong những hệ thống bàn điều khiển của Digidesign, D-Control là...ông nội của tất cả. Dỉ nhiên là có rất nhiều lý do lắm, nhưng một lý do đen tối của nó là, nó ra đời để nhắm thẳng vào đám 'cụ' của phái âm thanh 'ấm' (analog cats) và muốn tắt đèn hết những cái thói quen làm việc của các cụ. Từ lúc âm thanh thanh số ra đời (digital audio) các cụ nhà ta trong công nghệ âm thanh Mỹ hơi mất thăng bằng vì hầu hết những studio lớn bắc đầu chuyển sang, hay có gia nhập cuộc đua thị trường âm thanh thanh số. Nói đúng hơn, với một phần nào do phong trào hip-hop,rap, và phim ngắn, những studio lớn bị đòi hỏi sự hiện diện của con khủng long Digidesign trong studio từ khách. Các cụ kỹ sư chính nổi tiêng vẩn còn lỳ và cho rằng làm việc với con chuột (mouse) của máy vi tính, không có chổ 'cảm giác' khi hoà âm (audio mixing) giống như bàn mix của SSL hay Neve.

Digidesign bỏ ra một thời gian...mua lại một số cụ ông kỹ sư đói, thiết kế ra D-Control theo đúng cách các cụ làm việc như ngày xưa và tiện hơn gấp mấy lần (...and then some). Phòng thâu của thị trường thời nay, không thể nào sống chỉ vì về nhạc như ngày xưa. Studio phải thiết kế để áp sứng với nhiều đòi hỏi của các khía cạnh của khách hàng của thời đại bây giờ, từ âm thanh cho nhạc, phim ảnh, và thiết kế video của quảng cáo v..v.. Bàn điều khiển D-Control là giải quyết cho tất cả những vấn đề trên...và cả các cụ nửa.

Đối với thị trường nhạc 'chợ' của Việt Nam, thì tôi thấy còn hơi dư nếu có sự xuất hiện của D-Control. Vì cái cách làm việc và sự đòi hỏi của thị trường nhạc này chưa cần, chưa tới, hay có lý để mua cho các nhà sản suất nhạc, nhưng tôi có thể lầm...vì chưa hiểu rỏ được cái tính thích 'hù' của mấy em trai nhiều sức. Nhưng nếu cho một studio lớn để thết kế cho âm thanh phim, TV, và âm nhạc, thì quá có lý. Khi tư vấn cho một công ty, tôi hay hỏi rằng tại sao không lợi dụng tới cái thế của dụng cụ tốt để làm lớn ra khía cạnh làm ăn của công ty. Vì lý do đó, tôi không bao giờ cố vấn về dụng cụ mà đưa công ty vô chổ đứng của một đường cùng, là chỉ làm được một khía cạnh của thị trường mà thôi. Trong khi thị trường âm thanh rộng lớn như vậy, sức mạnh của một công ty multimedia là nằm vào sự đáp ứng với thị trường một cách dể dàng với dụng cụ, trí thức của nhân viên, và kỹ thuật có sẳng, với bất cứ thay đổi bất ngờ của công nghệ âm thanh nào.

D-Control giải quyết vấn đề này với cách thiết kế của bộ phận bàn điều khiển theo cá nhân và cả tổng hợp nửa. Nhân viên của phòng thâu có thể làm việc theo ý, cách, và kiểu riêng của mình, trong một project chung. Không đòi hỏi cái trí thức bằng nhau của nhân viên khác trong một công ty.

Bàn điều khiển D-Control ES thiết kế lại với dự án mầu tối hơn do sự đòi hỏi của kỹ sư âm thanh cho phim ảnh. Tất cả các phép đồ hoạ điện tử được làm dể đọc hơn trong bóng tối của phòng thâu, núc điều khiển đặc vào vị trí có lý và dể thấy. Căn bản thiết kế của bàn là 16 channel cùng với master section. Bàn có thể cộng thêm tới 80 channels tuỳ theo công việc. Mổi channel của bàn bây giờ làm theo y hệt như mổi channel cùa phần mềm Protools, kỹ sư quen tay, có thể bỏ hắng con chuột của máy vi tính.
Bô phận âm thanh ra ngoài của bàn sếp được cho hoà âm của 5.1 cho tới 7.1 và phần mềm của bàn sẻ lên y hệt như vậy. Cộng thêm vào đó, D-Control có cả màn hình 'touch screen' để mix cho surroung dể hơn hay joystick nếu thích.

Đi chung với bàn điều khiển D-Control, là phần mềm Protool HD7 cộng với hơn 40 plug-ins của Digi và hãng ngoài. Với tổng cộng là 54 DSP chips (mổi card của HD Accel card chỉ có 9 cái DSP chips) , năng lực của bàn đủ sức lo cho 300db dynamic range, 48-bit quá trình thanh số, 192 tracks một lúc, phương pháp bổ chính chậm trể của âm thanh thanh số tự động, điều khiển được một lúc tới 160 đường dây ra vào của âm thanh, và bộ phận biến chuyển âm thanh tới 24-bit/192 khz...không lệ thuộc vào cộng thêm DSP. Rất là...ấn tượng!

Tôi có thể ngồi kể chuyện cho tới mấy hôm nửa về năng lực của D-Control, nhưng làm vậy, tối ngủ không yên. Giá căn bảng của 16 channel D-Control là từ 17,000-25,000 đô la Mỹ.

Trần Duy

...kỳ tới phần 2, phần mềm của con khủng long

Friday, October 05, 2007

...LÀM CD HAY, ĐẦU TIÊN LÀ RÁNG...

ĐEM SÂN KHẤU VÀO CD, ĐỪNG RÁNG ĐEM CD RA SÂN KHẤU




Tuesday, October 02, 2007

"Digibeatchemist+ ?" Phần 2, Ronan Chris Murphy

"Tao đả bảo tụi mày bao nhiêu lần rồi!" Ronan Chris Murphy

Nếu nói tới sư phụ thứ thiệt, tôi không bao giờ quên được thời gian lâu, bỏ ra thực tập làm kỹ sư âm thanh phụ cho anh Ronan Chris Murphy. Trong nhóm chúng tôi, hay chọc anh là, Ronan có thể produce và thâu được một CD thắng giải Grammy bằng băng cassette với chỉ có 2 cái microphone Shure SM57.

Tôi quen anh lâu lắm rồi gần 20 năm, lúc tụi tôi đang gia nhập phong trào punk rock ở thành phố Washington D.C., Lúc đó tất cả các ban nhạc punk từ England hay Âu Châu qua, đều phải ngừng chơi show live ở club bar "9:30", nơi mà tôi và anh Ronan làm chung với nhau. Rồi thời gian chia chúng tôi mổi người đi một ngả. Tôi và anh Ronan mất liên lạc với nhau lâu lắm.

Tốt nghiệp và ra trường khoa học âm thanh, tôi đi kiếm sư phụ để làm 'nô lệ' cho phòng thâu với chức vị 'thực tập phụ tá' cho kỹ sư âm thanh (internship). Đây là cái phải làm trong thời gian xưa, cho tất cả những kỹ sư mới ra nghề, cho tới bây giờ. Một trong những 'cái phải' trải qua trong công nghệ của âm thanh phòng thâu ở Mỹ. Tôi hay giảng nghỉa với bạn bè ở Việt Nam là cư' tưởng tượng bạn quét lá cửa chùa Thiếu Lâm Tự cho tới chừng nào sư thấy đủ kiên nhẩn và đủ khả năng, mới kêu vô học vỏ.

Tôi đả trải qua vai` ông 'sư' rồi, sau khi ra trường; nhưng tình cờ gặp lại Ronan, tôi bạo miệng xin anh làm đệ tử. Tôi còn nhớ Ronan nói, " mày chắc không đó Duy, tao ác và tàn nhẩn lắm đó." Như là bướm bay vô đèn cầy, tôi gật đầu chịu nhục để có sư phụ. Sợ tới già nhưng không một tiếc nối với quyết định!


Ronan Chris Murphy là producer/mixer/artist có hơn 20 năm thực tập trong công nghệ và phong trào âm nhạc của Mỹ. Anh bắc đầu là tay chơi guitar đi qua rất nhiều ban nhạc nổi tiếng như Dinosaur Jr., All, Flaming Lips, Gwar, và The Rolling Band. Khi đổi qua là mixer và producer, anh làm việc trong lảnh vực nhạc rất là rộng. Từ rock, country, cho tới nhạc dân tộc mà Ronan rất là thích. Là producer, anh có một cái tài khi làm việc với nhạc sỹ hay ban nhạc, anh đẩy nghệ thuật của họ lên qua mức họ nghỉ làm được. Trong thế giới của công nghệ âm thanh của Mỹ hiện nay, cái tên Ronan Chris Murphy đem lại rất nhiều kính nể tới cái tai nghe, tài producer, mixer, và một tay đánh guitar rất là hay.

Khi nói tới artists và ban nhạc anh đả produce và mix cho King Crimson (nhiều albums), Steve Morse (Dixie Dreggs Deep Purple), Terry Bozzio (Zappa, Missing Persons), Steve Stevens (Billy Idol), Tony Levin (Peter Gabriel, John Lennon, Pink Floyd)), Martin Sexton, Jamie Walters, Ulver, The California Guitar Trio, Chucho Valdes y Groupo Irakere, Joan LaBarbara (Philip Glass Ensemble, Steve Reich) và có những CD phụ do thành viên của ban nhạc Tool, Ministry, Weezer Dishwalla, and Yes.

Tony Levin trong phòng thâu

Anh Ronan là thuộc vào 'phái' âm thanh 'ấm' trong làng âm thanh ở Mỹ. À để 'moi' giải thích nhe. Trong công nghệ âm thanh của Mỹ, nó nhỏ như con kiến. Nhưng những người trong đó, hay làm cho nó to lớn ghê lắm..." tao làm cho ca sỹ này, ban nhạc kia rất nổi tiếng..." nhưng thật ra dám tụi tôi, kỹ sư âm thanh chỉ là 'kỹ sư' âm thanh, và producer chỉ là anh quản lý mà thôi. Vì nhỏ quá chúng tôi đôi khi phải làm lớn chuyện, tranh luận, đối thoại, cải nhau ì đùng vể kỹ thuật và giáo lý của công nghệ...như đàn bà. Từ thập niên 80's trở đi cho tới bây giờ, sự hiện diện của máy vi tính, MIDI, và phần mềm làm nhạc trong công nghệ âm thanh, chia đám kỹ sư ra làm 2 phái. Âm thanh 'ấm' đi theo 'giáo lý' và kỹ thuật băng gốc (analog), và âm thanh 'lạnh' đi theo digital (băng âm thanh số)

Tôi vì ra trường vào thập niên 80's nên lúc đó chỉ dạy nhiều về phía âm thanh ấm. Chỉ sau này phá phách tôi bò qua và tìm hiểu về kỹ thuật digital audio (âm thanh thanh số). Ronan hoàn toàn đi theo analog lúc tôi mới gặp anh lại. Anh hay nhắc đi nhắc lại tôi cái câu, " trash in trash out" (rác vô là rác sẻ ra). Anh giải nghỉa với tôi rằng lý thuyết của thâu âm giống như chụp một tấm hình. Nhiệm vụ của kỹ sư âm thanh là làm sao chụp được tấm hình thật sự của người nghệ sỹ lúc họ trên đỉnh trong lúc trình bày nghệ thuật của họ. Tại vì nó quá quan trọng, phần thâu âm, đối với lúc mix (hoà âm). Anh Ronan tin rằng khi đả thâu rỏ và lấy được tất cả những phần trình diển của nghệ sỹ, thì phần hoà âm (mixing) rất là giản dị. Anh nhấn mạnh điều này rất kỹ, nhất là trong lúc tôi thực tập với anh.

Sư phụ và đệ tử

Một lần anh để yên cho tôi làm (produce, thâu âm, và hoà âm), không một lời nhắc nhở khiến tôi tin rằng mình đả leo lên được tới 'lầu 10' của chùa Thiếu Lâm Tự. Sau 2 tuần và gần như 14 tiếng một ngày thâu với ban nhạc, tôi hứng hở bước qua phần mix (hoà âm) với anh Ronan đi vòng vòng trong studio, như một con ó bay trên cao 'kiếm ăn'. Sau khi xếp tất cả track lên trên bàn mix (mixer) và đẩy fader của channel lên cho đều tất cả âm thanh của từng track một. Quen tay, tôi bắc đầu 'vặng' và điều chỉnh EQ. Anh hỏi tôi,'mày chỉnh EQ chi vậy? mày có ý gì? mày có quyền thay đổi màu của bài này không?'. Như một con thỏ con mới ra khỏi hang lần đầu tiên, tôi trả lời,' tao sửa lại cái phần trống trước vì nó không hay và không rỏ.' Anh bắc tôi ngừng và đi ra ngoài kiếm mua bánh mì và cà phê ở tiệm anh thích.

Lúc tôi mang cà phê và bánh mì về cho anh rồi, anh nói tôi nên gọi lại ban nhạc...và lạy họ trở lại phòng thâu thêm mấy tuần nửa để thâu lại hết. Tôi phải hứa với ban nhạc là sẻ làm miểng phí và mất thêm gần 3 tuần với ban nhạc sau đó thâu lại hết tất cả các track. May cho tôi đây chỉ là ban nhạc địa phương, họ không phiền và rất là thông cảm. Anh Ronan sau này giải nghỉa...(sau này, nghỉa là gần tháng sau) và nhắc lại câu 'rác vô là rác sẻ ra'. Dỉ nhiên là có lúc phải sài EQ để tăng thêm những 'lời nói' của nghệ thuật trong bài nhạc, nhưng khi sài EQ để sửa...nghĩa là có cái gì sai rồi, mới sửa. Sai thường thường sai ngay lúc thâu không rỏ, không đúng, và không thật sự, anh Ronan giải thích cho tôi. Tôi có thể sửa EQ, sửa nhịp và 'nhét' thật nhiều reverb hay echo vô track để cho nghe ngọc lổ tai, nhưng nó giống như là tôi sịt dầu thơm (nước hoa) lên một đống rát. Nó sẻ biến thành một đống rát có mùi 'thơm' nhưng thật ra giá trị thật sự, chỉ là một đống rát.

Bộ trống của anh Terry Bozzio

Với những lý thuyết trên, anh chuyên môn dùng những dụng cụ thâu âm rất là rẻ tiền. Nói đúng hơn anh thâu những ban nhạc nổi tiếng trên thế giới dùng những 'hàng' rất là trung bình và dể mua cho một túi tiền của sinh viên. Trong thời gian thực tập với anh, tôi học được cách dùng tai nghe, và dùng dụng cụ có sẳn trong tay trong bất cứ trường hợp nào và studio nào, không lệ thuộc vào đồ đắt tiền mà chỉ dựa vô căn bảng của âm thanh. Tôi ôm được một kinh nghiêm quý báo nhất tới ngày hôm nay là phụ anh thâu tay trống Terry Bozzio với bộ trống vỉ đại của anh Terry mà chỉ dùng 5 cái microphone rẻ tiền...trong một phòng khách tại nhà của anh Ronan.

Buổi thâu trống trong phòng khách ở nhà

Hiện tại anh đang tập chung thì giờ vô CD solo của anh gọi là Lives of The Saints. Trong CD này anh có tay trống lừng danh Terry Bozzio và Pat Mátelotto, bass guitar Tony Levin. Trong lúc rảnh anh và người bạn gái, cô Liz Redwing hay tổ chức một seminar về căn bản thâu âm tại thành phố Venice Beach, tiểu bang California. Anh dạy 6 ngày thực tập theo kiểu 'quân trường' thứ dử. Tôi khuyến khích nên đi học quân trường kiều này, rất là ngầu, cực kinh khủng, dể bị sốc, và dể bị chìm nếu thiếu căn bảng. Các bạn kỹ sư mới khi xong 'quân trường' với anh Ronan sẻ bước ra khỏi lớp với căn bản chắc như thép, tự tin hơn, và không một chúc ngại ngùng với trước bất cứ công việc nào đưa tới tay bạn.


Anh vẩn còn dụ tôi đi theo anh và làm trong studio anh cho tới ngay hôm nay. Vì ở quá xa gia đình tôi, tôi rất là tiếc khi phải từ chối anh bao nhiêu lần. Trong nhóm Digibeatchemist+, anh là một thành viên rất quý và nắm rất nhiều về căn bản của âm thanh. Anh hay nhắc nhở và hay kéo chúng tôi lại mổi khi chúng tôi lo chạy theo kỹ thuật và máy móc mới. Trong nhóm anh là người nói câu, " Tao đả bảo tụi mày bao nhiêu lần rồi!" nhiều nhất mổi lần tôi có vấn đề với...âm thanh 'lạnh'.

Mọi thông tin thêm về studio của anh Roan Chris Murphy http://www.venetowest.com/label/rcmalbum/
Thông tin myspace http://www.myspace.com/venetowestrecords


Tay trống lừng danh Terry Bozzio và bộ máy

Monday, October 01, 2007

"Digibeatchemist +"? Phần 1 Brian White

Digibeatchemist+ Post Station (Union City, CA)

Một số bạn hữu hay vô blog đọc, câu hỏi chúng tôi hay nhận được là Digibeatchemist+ là gì? Có phải là công ty? có sản phầm gì không ? Nói đúng hơn, blog này lúc đầu chỉ là chổ chúng tôi trao đổi ý kiến và cũng là kết quả của những cuộc chiến đối thoại về công nghệ âm thanh giữa bạn hữu của nhóm. Một số bạn trong nghề tại Việt Nam cằn nhằn với chúng tôi rằng không có công bằng, bài viết không viết bằng tiếng Việt cho họ tham gia trong cuộc 'chơi'.
Thôi thì từ nay, đám Mỹ 'con' kỹ sư phải ra ghế sau ngồi. Đây là cách giải thích hợp nhất, nhóm là gì.

Cá nhân trong Digibeatchemist + đều có những đường hướng riêng tư của ý tưởng về văn hoá, kỹ thuật, nghệ thuật, và dụng cụ âm thanh trong phòng thâu. Cả đám đều nghe nhạc khác nhau nửa là khác. Ban đầu nhóm dùng blog để trao đổi và giới thiệu nhau kỹ thuật và dụng cụ mới trong công nghệ phòng thâu, đây củng là một cách 'ôn bài' mà thành viên của nhóm viết blog để giử và kiểm soát được vô số thông tin trong đầu của mình.

Phần đông Digibeatchemist+ là thành viên gốc người Mỹ và blog cũng đã được trình bày bằng tiếng Mỹ. Tuy nhiên, sau này với nhiều thành viên mới người Việt tại Việt Nam và để tài về công nghệ kỹ thuật âm thanh không có nhiều ở Việt Nam, blog bắc đầu sẽ đăng cả tiếng Việt Nam cho các bạn ở Việt Nam có cơ hội trao đổi với nhóm. Digibeatchemist + củng là một nhóm hổ trợ (support group) cho nhau về đủ mọi mặt trong nghề và đôi khi củng là bờ vai để tựa. Đây củng là ý kiến của những thành viên người Mỹ, họ muốn cơ hội để trao đổi trí thức ( kiếm người cãi lộn về âm thanh) và học hỏi thêm về văn hoá của "Vietnamese entertainment"...

Đối với cá nhân và ý kiến riêng của chúng tôi, thật ra thế tốt nhất của Digibeatchemist+ là khi thành viên đều tự đến với nhóm một suy nghỉ chung, là đem tất cả quan trọng về khía cạnh chất lượng hơn là được sự liên hệ và con dường 'kiếm mối' làm ăn. Có thể vì lý do đó, nhóm chúng tôi không nhắc nhở nhau nhưng tự động làm, rất kỹ khi lựa chọn thành viên, công việc của nhóm, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật, và không bao giờ nghỉ tới dùng (mua) hay dựa vào lời nói thiếu kinh nghiệm, thiếu căn cứ, tầm nhìn không qua khỏi biên giới của những em bé rất dể thương, chỉ biết những gì về âm thanh qua hay học lại trong thế giới của diển đàng âm thanh (Gearslutz.com, Proaudio.com, v..v..) và cái 'ao' thông tin quá thiếu chứng kiến thực sự.

Cách Làm, Trao Đổi, và Hổ Trợ

Vì lý do kinh tế, nhóm Digibeatchemist+(hay là ekip) lúc đầu không thể nào cạnh tranh được với những studio lớn ở Mỹ hay trên thế giới về mặt dụng cụ và kỹ thuật, nếu theo vị trí và khả năng của một cá nhân. Tuy nhiên, khi là một nhóm (hay là ekip), chúng tôi đả tổng hợp lại tất cả dụng cụ (pool our gears) lại thành một studio mà ít có ai có thể so sánh hay cạnh tranh bằng, cả trí thức, kinh nghiệm + liên hệ riêng của cá nhân.
Làm việc theo cách này, kỹ sư, nhạc sỹ, hay producers trong Digibeatchemist + có thể nhận được những công việc với tự tin là sẻ có sự hổ trợ về mọi mặt kinh tế, dụng cụ, kinh nghiệm, và kỹ thuật của một studio lớn (commercial studio) đứng sau lưng. Ngoài đó ra, thành viên có cả lựa chọn những phụ tá kinh nghiệm hay tư vấn cho công việc đang làm, một khía cạnh rất tốt để cạnh tranh với thị trường của công nghệ âm thanh, phòng thâu, âm thanh cho phim ảnh, và sân khấu.

Thôi để nhóm sẻ từ từ giới thiệu từng bạn bè của nhóm.

'JEDI MASTER' BRIAN WHITE

Không thể thiếu hình với SSL của kỹ sư được

Tôi còn nhớ tôi đã từng thách với anh Ron Stein, giáo sư của chi nhánh kỹ thuật âm nhạc trường đại học Oregon State University, rằng Brian White có đầu hiểu biết như là cái giếng không đáy. Ron rất tự hào với chức vụ của anh tại trường đại học và ngoài ra anh chơi cho nhiều ban nhạc jazz có tên tuổi. Anh hay đối thoại với tôi về kỹ thuật âm thanh phòng thâu và music production với cá tính...là không ai qua mặt anh được về thế giới công nghệ âm thanh ở Mỹ. Khi tôi nhắc tới người bạn trong nhóm Digibeatchemist +, Ron chấp nhận có một buổi đối thoại với tôi và Brian White.


Sau 6 tiếng đồng hồ, Ron bây giờ là học trò của Brian White và mời chúng tôi tới thăm trường đại học Oregon State để góp ý tới studio mới Ron đang xây cho trường.

Tôi rất là may mắn khi làm chung một project với Brian, trong nhóm của chúng tôi, anh nắm chức vụ thông tin về kỹ thuật phần mềm, Protools, và cố vấn cho tất cả nhóm về kỹ thuật hiện đại nhất của digital audio.

'Hàng của chàng"

Brian White bắt đầu từ đại học của Santa Cruz về môn kinh tế chứ không phải âm thanh. Đi theo sự đam mê về âm nhạc, anh Brian bắt đầu tập chung thi` giờ rảnh học thêm về kỹ thuật âm thanh để tự thâu nhạc của ban nhạc mình. Anh lấy luôn bằng viết phần mềm Unix và nghiên cứu rất sâu về hệ thống âm thanh của máy vi tính. Từ đó anh bỏ hẳn môn kinh tế và để có thì giờ đi sâu về kỹ thuật của âm thanh.

Trong tất cả thế giới chỉ có một số người gọi là siêu về phần mềm của Digidesign Protools, một cái bằng khó lấy, anh Brian White đã là một trong những người đó có bằng Protools Expert mà không phải là nhân viên của hãng. Anh giúp hãng Digidesign phụ trách phần huấn luyện nhân viên của hảng về phần mềm và dụng cụ của protools. Anh Brian cũng phụ trách cho hãng Apple về phần mềm Logic Pro khi Apple mua lại phần mềm đó của Emagic. Là producer, giáo viên, và tư vấn, anh làm việc với hàng ngàn học sinh, công ty, và trường học trên thế giới.


Năm 2005 anh Brian cùng với một số bạn bè mở trường Future Rhythm dạy học về multimedia (Apple certification, Final Cut Pro, Logic, Basic Recording, và Protools certification) ngay trong thung lũng silicon của miền Bắc California, thành phố Santa Clara. Đây là một trường duy nhất dạy tới mức expert của Protools ở khu này. Ngoài công việc đó anh viết sách và bài báo cho hãng www.audiomidi.com về kỹ thuật của protools. Anh đang làm việc với Lam Trường tại Việt Nam về nhạc đệm cho chuyến tour Đại Hàn kỳ tới này.


Digibeatchemist + là nhóm theo về hướng analog và dụng cụ 'đèn' tube rất là nhiều và lý lịch của thành viên trong nhóm, nghiên rất nhiều về thế giới âm thanh 'ấm'. Thế giới đó có rất nhiều người thích nhưng nó cũng có nhiều giới hạn. Brian White gia nhập nhóm của chúng tôi với trách nhiệm lo về những gì chúng tôi cho là âm thanh 'lạnh' và giúp chúng tôi mang 2 thế giới lại, để cho công việc hàng ngày của nhóm được...có lý hơn. Anh lo hết về cố vấn và học hỏi kỹ thuật làm nhạc theo tư cách của khoa học điện tử, từ plug in's, DAW, và tất cả những phần mềm để làm nhạc. Từ nay anh sẽ viết bài cho Digibeatchemist+ về những kỹ thuật mới nhất của Reason, Protools, Logic, và cách dùng plug in's hiệu quả hơn.