Thôi thì từ nay, đám Mỹ 'con' kỹ sư phải ra ghế sau ngồi. Đây là cách giải thích hợp nhất, nhóm là gì.
Cá nhân trong Digibeatchemist + đều có những đường hướng riêng tư của ý tưởng về văn hoá, kỹ thuật, nghệ thuật, và dụng cụ âm thanh trong phòng thâu. Cả đám đều nghe nhạc khác nhau nửa là khác. Ban đầu nhóm dùng blog để trao đổi và giới thiệu nhau kỹ thuật và dụng cụ mới trong công nghệ phòng thâu, đây củng là một cách 'ôn bài' mà thành viên của nhóm viết blog để giử và kiểm soát được vô số thông tin trong đầu của mình.
Phần đông Digibeatchemist+ là thành viên gốc người Mỹ và blog cũng đã được trình bày bằng tiếng Mỹ. Tuy nhiên, sau này với nhiều thành viên mới người Việt tại Việt Nam và để tài về công nghệ kỹ thuật âm thanh không có nhiều ở Việt Nam, blog bắc đầu sẽ đăng cả tiếng Việt Nam cho các bạn ở Việt Nam có cơ hội trao đổi với nhóm. Digibeatchemist + củng là một nhóm hổ trợ (support group) cho nhau về đủ mọi mặt trong nghề và đôi khi củng là bờ vai để tựa. Đây củng là ý kiến của những thành viên người Mỹ, họ muốn cơ hội để trao đổi trí thức ( kiếm người cãi lộn về âm thanh) và học hỏi thêm về văn hoá của "Vietnamese entertainment"...
Đối với cá nhân và ý kiến riêng của chúng tôi, thật ra thế tốt nhất của Digibeatchemist+ là khi thành viên đều tự đến với nhóm một suy nghỉ chung, là đem tất cả quan trọng về khía cạnh chất lượng hơn là được sự liên hệ và con dường 'kiếm mối' làm ăn. Có thể vì lý do đó, nhóm chúng tôi không nhắc nhở nhau nhưng tự động làm, rất kỹ khi lựa chọn thành viên, công việc của nhóm, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật, và không bao giờ nghỉ tới dùng (mua) hay dựa vào lời nói thiếu kinh nghiệm, thiếu căn cứ, tầm nhìn không qua khỏi biên giới của những em bé rất dể thương, chỉ biết những gì về âm thanh qua hay học lại trong thế giới của diển đàng âm thanh (Gearslutz.com, Proaudio.com, v..v..) và cái 'ao' thông tin quá thiếu chứng kiến thực sự.
Cách Làm, Trao Đổi, và Hổ Trợ
Vì lý do kinh tế, nhóm Digibeatchemist+(hay là ekip) lúc đầu không thể nào cạnh tranh được với những studio lớn ở Mỹ hay trên thế giới về mặt dụng cụ và kỹ thuật, nếu theo vị trí và khả năng của một cá nhân. Tuy nhiên, khi là một nhóm (hay là ekip), chúng tôi đả tổng hợp lại tất cả dụng cụ (pool our gears) lại thành một studio mà ít có ai có thể so sánh hay cạnh tranh bằng, cả trí thức, kinh nghiệm + liên hệ riêng của cá nhân.Làm việc theo cách này, kỹ sư, nhạc sỹ, hay producers trong Digibeatchemist + có thể nhận được những công việc với tự tin là sẻ có sự hổ trợ về mọi mặt kinh tế, dụng cụ, kinh nghiệm, và kỹ thuật của một studio lớn (commercial studio) đứng sau lưng. Ngoài đó ra, thành viên có cả lựa chọn những phụ tá kinh nghiệm hay tư vấn cho công việc đang làm, một khía cạnh rất tốt để cạnh tranh với thị trường của công nghệ âm thanh, phòng thâu, âm thanh cho phim ảnh, và sân khấu.
Thôi để nhóm sẻ từ từ giới thiệu từng bạn bè của nhóm.
'JEDI MASTER' BRIAN WHITE
Tôi còn nhớ tôi đã từng thách với anh Ron Stein, giáo sư của chi nhánh kỹ thuật âm nhạc trường đại học Oregon State University, rằng Brian White có đầu hiểu biết như là cái giếng không đáy. Ron rất tự hào với chức vụ của anh tại trường đại học và ngoài ra anh chơi cho nhiều ban nhạc jazz có tên tuổi. Anh hay đối thoại với tôi về kỹ thuật âm thanh phòng thâu và music production với cá tính...là không ai qua mặt anh được về thế giới công nghệ âm thanh ở Mỹ. Khi tôi nhắc tới người bạn trong nhóm Digibeatchemist +, Ron chấp nhận có một buổi đối thoại với tôi và Brian White.
Sau 6 tiếng đồng hồ, Ron bây giờ là học trò của Brian White và mời chúng tôi tới thăm trường đại học Oregon State để góp ý tới studio mới Ron đang xây cho trường.Tôi rất là may mắn khi làm chung một project với Brian, trong nhóm của chúng tôi, anh nắm chức vụ thông tin về kỹ thuật phần mềm, Protools, và cố vấn cho tất cả nhóm về kỹ thuật hiện đại nhất của digital audio.
Brian White bắt đầu từ đại học của Santa Cruz về môn kinh tế chứ không phải âm thanh. Đi theo sự đam mê về âm nhạc, anh Brian bắt đầu tập chung thi` giờ rảnh học thêm về kỹ thuật âm thanh để tự thâu nhạc của ban nhạc mình. Anh lấy luôn bằng viết phần mềm Unix và nghiên cứu rất sâu về hệ thống âm thanh của máy vi tính. Từ đó anh bỏ hẳn môn kinh tế và để có thì giờ đi sâu về kỹ thuật của âm thanh.
Trong tất cả thế giới chỉ có một số người gọi là siêu về phần mềm của Digidesign Protools, một cái bằng khó lấy, anh Brian White đã là một trong những người đó có bằng Protools Expert mà không phải là nhân viên của hãng. Anh giúp hãng Digidesign phụ trách phần huấn luyện nhân viên của hảng về phần mềm và dụng cụ của protools. Anh Brian cũng phụ trách cho hãng Apple về phần mềm Logic Pro khi Apple mua lại phần mềm đó của Emagic. Là producer, giáo viên, và tư vấn, anh làm việc với hàng ngàn học sinh, công ty, và trường học trên thế giới.
Năm 2005 anh Brian cùng với một số bạn bè mở trường Future Rhythm dạy học về multimedia (Apple certification, Final Cut Pro, Logic, Basic Recording, và Protools certification) ngay trong thung lũng silicon của miền Bắc California, thành phố Santa Clara. Đây là một trường duy nhất dạy tới mức expert của Protools ở khu này. Ngoài công việc đó anh viết sách và bài báo cho hãng www.audiomidi.com về kỹ thuật của protools. Anh đang làm việc với Lam Trường tại Việt Nam về nhạc đệm cho chuyến tour Đại Hàn kỳ tới này.
Digibeatchemist + là nhóm theo về hướng analog và dụng cụ 'đèn' tube rất là nhiều và lý lịch của thành viên trong nhóm, nghiên rất nhiều về thế giới âm thanh 'ấm'. Thế giới đó có rất nhiều người thích nhưng nó cũng có nhiều giới hạn. Brian White gia nhập nhóm của chúng tôi với trách nhiệm lo về những gì chúng tôi cho là âm thanh 'lạnh' và giúp chúng tôi mang 2 thế giới lại, để cho công việc hàng ngày của nhóm được...có lý hơn. Anh lo hết về cố vấn và học hỏi kỹ thuật làm nhạc theo tư cách của khoa học điện tử, từ plug in's, DAW, và tất cả những phần mềm để làm nhạc. Từ nay anh sẽ viết bài cho Digibeatchemist+ về những kỹ thuật mới nhất của Reason, Protools, Logic, và cách dùng plug in's hiệu quả hơn.
No comments:
Post a Comment