Tuesday, October 02, 2007

"Digibeatchemist+ ?" Phần 2, Ronan Chris Murphy

"Tao đả bảo tụi mày bao nhiêu lần rồi!" Ronan Chris Murphy

Nếu nói tới sư phụ thứ thiệt, tôi không bao giờ quên được thời gian lâu, bỏ ra thực tập làm kỹ sư âm thanh phụ cho anh Ronan Chris Murphy. Trong nhóm chúng tôi, hay chọc anh là, Ronan có thể produce và thâu được một CD thắng giải Grammy bằng băng cassette với chỉ có 2 cái microphone Shure SM57.

Tôi quen anh lâu lắm rồi gần 20 năm, lúc tụi tôi đang gia nhập phong trào punk rock ở thành phố Washington D.C., Lúc đó tất cả các ban nhạc punk từ England hay Âu Châu qua, đều phải ngừng chơi show live ở club bar "9:30", nơi mà tôi và anh Ronan làm chung với nhau. Rồi thời gian chia chúng tôi mổi người đi một ngả. Tôi và anh Ronan mất liên lạc với nhau lâu lắm.

Tốt nghiệp và ra trường khoa học âm thanh, tôi đi kiếm sư phụ để làm 'nô lệ' cho phòng thâu với chức vị 'thực tập phụ tá' cho kỹ sư âm thanh (internship). Đây là cái phải làm trong thời gian xưa, cho tất cả những kỹ sư mới ra nghề, cho tới bây giờ. Một trong những 'cái phải' trải qua trong công nghệ của âm thanh phòng thâu ở Mỹ. Tôi hay giảng nghỉa với bạn bè ở Việt Nam là cư' tưởng tượng bạn quét lá cửa chùa Thiếu Lâm Tự cho tới chừng nào sư thấy đủ kiên nhẩn và đủ khả năng, mới kêu vô học vỏ.

Tôi đả trải qua vai` ông 'sư' rồi, sau khi ra trường; nhưng tình cờ gặp lại Ronan, tôi bạo miệng xin anh làm đệ tử. Tôi còn nhớ Ronan nói, " mày chắc không đó Duy, tao ác và tàn nhẩn lắm đó." Như là bướm bay vô đèn cầy, tôi gật đầu chịu nhục để có sư phụ. Sợ tới già nhưng không một tiếc nối với quyết định!


Ronan Chris Murphy là producer/mixer/artist có hơn 20 năm thực tập trong công nghệ và phong trào âm nhạc của Mỹ. Anh bắc đầu là tay chơi guitar đi qua rất nhiều ban nhạc nổi tiếng như Dinosaur Jr., All, Flaming Lips, Gwar, và The Rolling Band. Khi đổi qua là mixer và producer, anh làm việc trong lảnh vực nhạc rất là rộng. Từ rock, country, cho tới nhạc dân tộc mà Ronan rất là thích. Là producer, anh có một cái tài khi làm việc với nhạc sỹ hay ban nhạc, anh đẩy nghệ thuật của họ lên qua mức họ nghỉ làm được. Trong thế giới của công nghệ âm thanh của Mỹ hiện nay, cái tên Ronan Chris Murphy đem lại rất nhiều kính nể tới cái tai nghe, tài producer, mixer, và một tay đánh guitar rất là hay.

Khi nói tới artists và ban nhạc anh đả produce và mix cho King Crimson (nhiều albums), Steve Morse (Dixie Dreggs Deep Purple), Terry Bozzio (Zappa, Missing Persons), Steve Stevens (Billy Idol), Tony Levin (Peter Gabriel, John Lennon, Pink Floyd)), Martin Sexton, Jamie Walters, Ulver, The California Guitar Trio, Chucho Valdes y Groupo Irakere, Joan LaBarbara (Philip Glass Ensemble, Steve Reich) và có những CD phụ do thành viên của ban nhạc Tool, Ministry, Weezer Dishwalla, and Yes.

Tony Levin trong phòng thâu

Anh Ronan là thuộc vào 'phái' âm thanh 'ấm' trong làng âm thanh ở Mỹ. À để 'moi' giải thích nhe. Trong công nghệ âm thanh của Mỹ, nó nhỏ như con kiến. Nhưng những người trong đó, hay làm cho nó to lớn ghê lắm..." tao làm cho ca sỹ này, ban nhạc kia rất nổi tiếng..." nhưng thật ra dám tụi tôi, kỹ sư âm thanh chỉ là 'kỹ sư' âm thanh, và producer chỉ là anh quản lý mà thôi. Vì nhỏ quá chúng tôi đôi khi phải làm lớn chuyện, tranh luận, đối thoại, cải nhau ì đùng vể kỹ thuật và giáo lý của công nghệ...như đàn bà. Từ thập niên 80's trở đi cho tới bây giờ, sự hiện diện của máy vi tính, MIDI, và phần mềm làm nhạc trong công nghệ âm thanh, chia đám kỹ sư ra làm 2 phái. Âm thanh 'ấm' đi theo 'giáo lý' và kỹ thuật băng gốc (analog), và âm thanh 'lạnh' đi theo digital (băng âm thanh số)

Tôi vì ra trường vào thập niên 80's nên lúc đó chỉ dạy nhiều về phía âm thanh ấm. Chỉ sau này phá phách tôi bò qua và tìm hiểu về kỹ thuật digital audio (âm thanh thanh số). Ronan hoàn toàn đi theo analog lúc tôi mới gặp anh lại. Anh hay nhắc đi nhắc lại tôi cái câu, " trash in trash out" (rác vô là rác sẻ ra). Anh giải nghỉa với tôi rằng lý thuyết của thâu âm giống như chụp một tấm hình. Nhiệm vụ của kỹ sư âm thanh là làm sao chụp được tấm hình thật sự của người nghệ sỹ lúc họ trên đỉnh trong lúc trình bày nghệ thuật của họ. Tại vì nó quá quan trọng, phần thâu âm, đối với lúc mix (hoà âm). Anh Ronan tin rằng khi đả thâu rỏ và lấy được tất cả những phần trình diển của nghệ sỹ, thì phần hoà âm (mixing) rất là giản dị. Anh nhấn mạnh điều này rất kỹ, nhất là trong lúc tôi thực tập với anh.

Sư phụ và đệ tử

Một lần anh để yên cho tôi làm (produce, thâu âm, và hoà âm), không một lời nhắc nhở khiến tôi tin rằng mình đả leo lên được tới 'lầu 10' của chùa Thiếu Lâm Tự. Sau 2 tuần và gần như 14 tiếng một ngày thâu với ban nhạc, tôi hứng hở bước qua phần mix (hoà âm) với anh Ronan đi vòng vòng trong studio, như một con ó bay trên cao 'kiếm ăn'. Sau khi xếp tất cả track lên trên bàn mix (mixer) và đẩy fader của channel lên cho đều tất cả âm thanh của từng track một. Quen tay, tôi bắc đầu 'vặng' và điều chỉnh EQ. Anh hỏi tôi,'mày chỉnh EQ chi vậy? mày có ý gì? mày có quyền thay đổi màu của bài này không?'. Như một con thỏ con mới ra khỏi hang lần đầu tiên, tôi trả lời,' tao sửa lại cái phần trống trước vì nó không hay và không rỏ.' Anh bắc tôi ngừng và đi ra ngoài kiếm mua bánh mì và cà phê ở tiệm anh thích.

Lúc tôi mang cà phê và bánh mì về cho anh rồi, anh nói tôi nên gọi lại ban nhạc...và lạy họ trở lại phòng thâu thêm mấy tuần nửa để thâu lại hết. Tôi phải hứa với ban nhạc là sẻ làm miểng phí và mất thêm gần 3 tuần với ban nhạc sau đó thâu lại hết tất cả các track. May cho tôi đây chỉ là ban nhạc địa phương, họ không phiền và rất là thông cảm. Anh Ronan sau này giải nghỉa...(sau này, nghỉa là gần tháng sau) và nhắc lại câu 'rác vô là rác sẻ ra'. Dỉ nhiên là có lúc phải sài EQ để tăng thêm những 'lời nói' của nghệ thuật trong bài nhạc, nhưng khi sài EQ để sửa...nghĩa là có cái gì sai rồi, mới sửa. Sai thường thường sai ngay lúc thâu không rỏ, không đúng, và không thật sự, anh Ronan giải thích cho tôi. Tôi có thể sửa EQ, sửa nhịp và 'nhét' thật nhiều reverb hay echo vô track để cho nghe ngọc lổ tai, nhưng nó giống như là tôi sịt dầu thơm (nước hoa) lên một đống rát. Nó sẻ biến thành một đống rát có mùi 'thơm' nhưng thật ra giá trị thật sự, chỉ là một đống rát.

Bộ trống của anh Terry Bozzio

Với những lý thuyết trên, anh chuyên môn dùng những dụng cụ thâu âm rất là rẻ tiền. Nói đúng hơn anh thâu những ban nhạc nổi tiếng trên thế giới dùng những 'hàng' rất là trung bình và dể mua cho một túi tiền của sinh viên. Trong thời gian thực tập với anh, tôi học được cách dùng tai nghe, và dùng dụng cụ có sẳn trong tay trong bất cứ trường hợp nào và studio nào, không lệ thuộc vào đồ đắt tiền mà chỉ dựa vô căn bảng của âm thanh. Tôi ôm được một kinh nghiêm quý báo nhất tới ngày hôm nay là phụ anh thâu tay trống Terry Bozzio với bộ trống vỉ đại của anh Terry mà chỉ dùng 5 cái microphone rẻ tiền...trong một phòng khách tại nhà của anh Ronan.

Buổi thâu trống trong phòng khách ở nhà

Hiện tại anh đang tập chung thì giờ vô CD solo của anh gọi là Lives of The Saints. Trong CD này anh có tay trống lừng danh Terry Bozzio và Pat Mátelotto, bass guitar Tony Levin. Trong lúc rảnh anh và người bạn gái, cô Liz Redwing hay tổ chức một seminar về căn bản thâu âm tại thành phố Venice Beach, tiểu bang California. Anh dạy 6 ngày thực tập theo kiểu 'quân trường' thứ dử. Tôi khuyến khích nên đi học quân trường kiều này, rất là ngầu, cực kinh khủng, dể bị sốc, và dể bị chìm nếu thiếu căn bảng. Các bạn kỹ sư mới khi xong 'quân trường' với anh Ronan sẻ bước ra khỏi lớp với căn bản chắc như thép, tự tin hơn, và không một chúc ngại ngùng với trước bất cứ công việc nào đưa tới tay bạn.


Anh vẩn còn dụ tôi đi theo anh và làm trong studio anh cho tới ngay hôm nay. Vì ở quá xa gia đình tôi, tôi rất là tiếc khi phải từ chối anh bao nhiêu lần. Trong nhóm Digibeatchemist+, anh là một thành viên rất quý và nắm rất nhiều về căn bản của âm thanh. Anh hay nhắc nhở và hay kéo chúng tôi lại mổi khi chúng tôi lo chạy theo kỹ thuật và máy móc mới. Trong nhóm anh là người nói câu, " Tao đả bảo tụi mày bao nhiêu lần rồi!" nhiều nhất mổi lần tôi có vấn đề với...âm thanh 'lạnh'.

Mọi thông tin thêm về studio của anh Roan Chris Murphy http://www.venetowest.com/label/rcmalbum/
Thông tin myspace http://www.myspace.com/venetowestrecords


Tay trống lừng danh Terry Bozzio và bộ máy

7 comments:

B.Hoang said...

Duy, this is very impressive, both your blog and your team. Man, I cannot wait to work with your crew one day. (sigh)

Unknown said...

Hi Duy ! I don't know too much about Sound Design but your writing keep my eyes stick to the screen . Great ... !

unlimited said...

comment dau tien cua em, em ko co gi nhan xet, em dang tu hoi minh theo truong phai nao ? va nen theo truong phai nao?

unlimited said...

COmment dau tien cua em, vay em dang theo truong phai nao ? va nen theo cai nao day a DUy

unlimited said...

COmment dau tien cua em, vay em dang theo truong phai nao ? va nen theo cai nao day a DUy

Duyproaudio blog said...

Hi Thanh,

anh chua gioi thieu het nho'm nay, vi con dong thanh vien lam.
nhung de tra loi cau hoi cua em, day la cau hoi ma that ra tui anh da gap lau roi.

Noi dung hon, ko co gi du'ng va ko co gi sai het. Ly do ma tui anh dem Brian White vo nho'm la vi tui anh muon du`ng ca 2 phai het.
Trong luc lam CD tu a-Z, luc nao dung analog va luc nao dung digital, deu do kinh nghiem va ket qua cua nhung khi em lam.
trong cho dung cua em, anh thay em co rat nhieu co hoi de thu coi, luc nao dung digital va luc nao dung analog, di qua di lai...em thu di, em co dung cu va ban nhac san do de lam.

anh chi nhac nho em rang, trong the gioi 'visual', your eyes is the window to your art. Trong the gioi 'am thanh', your monitors and ears are the window to your art...change your monitors hahahahaha. I know what you got in that studio of yours and I don't like it.

Thanh anh dang o Singapore, I will see you in a week.

Duy

Anonymous said...

Your network is pretty cool. I like the way you put it all together.