Sunday, October 07, 2007

Con khủng long Digidesign tại Công Nghệ AES, phần 1

Trong thế giới của công nghệ âm thanh tại Mỹ, Digidesign (Protools) là một trong con khủng long to lớn, rất là dử. Từ lúc nó xuất hiện cho tới bây giờ, hệ thống Digidesign (Protools) bây giờ là một hệ thống phải có trong tất cả nhà sản suất từ phim ảnh, nhạc, video game, cho tới thế giới của đài truyền hình...dù ít hay nhiều, phải có. Đối với tôi và Brian White, cái bằng Operator và Expert Digidesign Protools Certified rất là quan trọng, cho Brian là một nhà giáo viên và cho tôi là một kỹ sư âm thanh/tư vấn. Digidesign (Protools) mở trường dạy học và cho bằng cấp của hãng cũng là một cách làm việc rất là hay. Công ty dùng những người đả có bằng để thử những sản phẩm mới, báo cáo những vấn đề của phần mềm, và là cái thông tin phản hồi rất trực tiếp cho chi nhánh thiết kế quảng cáo cho hảng, mà không mất một chúc tài khoản của công ty.

Trong khi đó ngược lại, chúng tôi là những người được chọn để báo cáo những thông tin này cho công ty, dù rằng không có lệ thuộc cho hãng và không có lương bổng, chúng tôi có nhiều lợi tức khi nắm được 2 bằng này. Khi được tchọn làm, chúng tôi phài ký hợp đồng (a non disclosure agreement) là không được nói ra hay tiết lộ những gì hãng hay công ty đang làm và 'cú đánh' kế tiếp vô thị trường dụng cụ âm thanh. Đây là một cái bằng khó lấy và rất là đắt tiền cho tôi, nhưng phải có vì đối với chổ đứng để tư vấn, nó là một cái lợi lớn cho khánh hàng của chúng tôi. Họ sẻ không bao giờ bị rất vô trường hợp phải 'ngậm' một món hàng hay hệ thống đả lổi thời trong vòng một thời gian quá ngắn, sau khi mua sắm.


Chúng tôi đả thấy đường đi của Digidesign (Protools) và không một chúc ngạc nhiên với cái thông tin hàng mới của Digidesign (Protools)...trước cả buổi họp mặt của AES (Audio Engineering Society) cuối tuần này ở thành phố New York. Kỳ này 'hàng' mới của Digidesign (Protools) tung ra thị trường quá 'đẹp', hay, và nhắm 'nòng' súng vô Ableton Live, Reason, và thế giới của những dân sản suất âm nhạc...bắn lạc một chúc xíu qua đám làm phần mềm của Window, phần mềm nhạc cụ, và cả anh em làm âm thanh cho film nửa. Hay thiệt!

Dụng Cụ Phần Cứng Của Protools

C|24 Bàn Điều Khiển Phần Mềm Protools
Ừ nhỉ tại sao không Control 24 new mà lại C|24? Digidesign đăng ký cái 'chử' đó luôn, nói tới con khủng long đang làm tới. Kỳ vừa rồi tôi còn nhớ nói chuyện với một em trai kỹ sư ở Việt Nam, dể tính, khoe tôi rằng sẻ sắm cái control 24 mới của 'chàng' có tới 16 cái Focusrite preamps. Tôi rất muốn đè 'chàng' xuống một chúc nhưng tinh thần phấn khởi của tuổi trẻ em trai tôi quá mạnh, làm tôi phải ngừng 'mách' cho em biết rằng, đừng mua đồ mới ra, đợi tụi anh kiếm hết vấn trước, sửa hết cho em...rồi hẳng mua. Khác với cái Control 24 của em trai (đả mua rồi) rất nhiều. Những vấn để như mặt của bàn dể bị tróc sơn, bộ phận master, đường dây âm thanh ra ngoài bị vấn đề của độ 'sì' (noise floor) hơi cao, Focusrite preamps loại rất rẻ tiền (tuy là hàng class A...sạo kinh khủng), thông tin trao đổi Ethernet giửa phần mềm Protools và bàn mix hay bị rớt, và cái cuối cùng là đề án thiết kế của phần cứng, hoàn toàn sai, sai bét và sai nát bấy...sẻ được sửa lại hết.

C|24 sẻ là cách điều khiển trực tiếp cho người kỹ sư làm việc với phần mềm Protools. Đề án thiết kế mới của bàn điều khiển phầm mềm (KHÔNG PHẢI BÀN MIX...đừng lầm chuyện này) làm lại có lý hơn nhiều là không còn cao như bàn điều khiển trước. Đây sẻ giải quyết được vấn đề vị trí của loa (monitor speakers position) cho kỹ sư âm thanh.
Tất cả I/O's, đường dây âm thanh ra và vào của C|24 đều thay mới lại hết với những bộ phận chất lượng hơn nhiều. Digi đả thiết kế lại từ đầu vấn đề này, không giống như kỳ trước với Control 24, tung ra thị trường quá vội vàng. Ngoài sự khác biệt của I/O's với nhiều 'head room' hơn và bớt rất nhiều độ 'xì' (noise), mổi channel của C|24 có cả high-pass filter (16).




Tất cả phần mềm thông tin giữa C|24 vẩn còn dùng Ethernet nhưng được viết lại chắc hơn xưa để tránh chuyện 'rớt' thông tin trao đổi giửa phần mềm và phần cứng của bộ phận.
Để án của bàn điều khiển bây giờ làm rất là có lý, Digi có ý định muốn thiết kế bàn này cho anh em kỹ sư làm âm thanh cho phim ảnh, gọn gàng có chổ để màn hình và nhìn rất là đẹp mắt với màu tối hơn một chúc cho phòng phim.
Vì hàng mới của Digi được làm từ đầu lại quá...ngon, giá của C|24 hơi có phần 'mập mạp' một chúc. Khác với bàn trước, Digi muốn bán theo hệ thống HD Accel để đi chung với bàn điều khiển. Tôi và Brian hay dởn với đám kỹ sư Digi là,"...tụi bây ra giá hệ thống kiểu đó để bán bớt đồ cùi (Digidesign 96HD I/O) chứ gi?..." Hệ thống C|24 sẻ làm một cái lổ to lớn trong kho tài khoản của bạn gần 10,000-18,000 đô la Mỹ. Hỏi tại sao mà ác vậy, Digi chỉ trả lời, "Tao là con khủng long trong thế giới bé nhỏ của thị trường âm thanh tụi bay".

Hệ thống HD với C|24

* C|24 (quá ngầu)
* Pro Tools|HD 2 Accel system (PCI 'cùi' or PCIe 'ngon' available)
* 96 I/O (cùi)
* M-Audio® USB MIDISPORT 2x2 (cùi hơn nửa)
* C|24 TRS DigiSnake Kit (sắp bị cùi)
* Digidesign DINR™ TDM (quá cùi)
* Digidesign Smack!™ TDM
* Bomb Factory Pultec Bundle
* Bomb Factory Slightly Rude Compressor™
* TL Space™ TDM Edition

Giá thị trường: $18,995
Trị giá: $28,344.95
Bớt được: $9,349.95


Bàn Điều Khiển D-Control ES


Trong những hệ thống bàn điều khiển của Digidesign, D-Control là...ông nội của tất cả. Dỉ nhiên là có rất nhiều lý do lắm, nhưng một lý do đen tối của nó là, nó ra đời để nhắm thẳng vào đám 'cụ' của phái âm thanh 'ấm' (analog cats) và muốn tắt đèn hết những cái thói quen làm việc của các cụ. Từ lúc âm thanh thanh số ra đời (digital audio) các cụ nhà ta trong công nghệ âm thanh Mỹ hơi mất thăng bằng vì hầu hết những studio lớn bắc đầu chuyển sang, hay có gia nhập cuộc đua thị trường âm thanh thanh số. Nói đúng hơn, với một phần nào do phong trào hip-hop,rap, và phim ngắn, những studio lớn bị đòi hỏi sự hiện diện của con khủng long Digidesign trong studio từ khách. Các cụ kỹ sư chính nổi tiêng vẩn còn lỳ và cho rằng làm việc với con chuột (mouse) của máy vi tính, không có chổ 'cảm giác' khi hoà âm (audio mixing) giống như bàn mix của SSL hay Neve.

Digidesign bỏ ra một thời gian...mua lại một số cụ ông kỹ sư đói, thiết kế ra D-Control theo đúng cách các cụ làm việc như ngày xưa và tiện hơn gấp mấy lần (...and then some). Phòng thâu của thị trường thời nay, không thể nào sống chỉ vì về nhạc như ngày xưa. Studio phải thiết kế để áp sứng với nhiều đòi hỏi của các khía cạnh của khách hàng của thời đại bây giờ, từ âm thanh cho nhạc, phim ảnh, và thiết kế video của quảng cáo v..v.. Bàn điều khiển D-Control là giải quyết cho tất cả những vấn đề trên...và cả các cụ nửa.

Đối với thị trường nhạc 'chợ' của Việt Nam, thì tôi thấy còn hơi dư nếu có sự xuất hiện của D-Control. Vì cái cách làm việc và sự đòi hỏi của thị trường nhạc này chưa cần, chưa tới, hay có lý để mua cho các nhà sản suất nhạc, nhưng tôi có thể lầm...vì chưa hiểu rỏ được cái tính thích 'hù' của mấy em trai nhiều sức. Nhưng nếu cho một studio lớn để thết kế cho âm thanh phim, TV, và âm nhạc, thì quá có lý. Khi tư vấn cho một công ty, tôi hay hỏi rằng tại sao không lợi dụng tới cái thế của dụng cụ tốt để làm lớn ra khía cạnh làm ăn của công ty. Vì lý do đó, tôi không bao giờ cố vấn về dụng cụ mà đưa công ty vô chổ đứng của một đường cùng, là chỉ làm được một khía cạnh của thị trường mà thôi. Trong khi thị trường âm thanh rộng lớn như vậy, sức mạnh của một công ty multimedia là nằm vào sự đáp ứng với thị trường một cách dể dàng với dụng cụ, trí thức của nhân viên, và kỹ thuật có sẳng, với bất cứ thay đổi bất ngờ của công nghệ âm thanh nào.

D-Control giải quyết vấn đề này với cách thiết kế của bộ phận bàn điều khiển theo cá nhân và cả tổng hợp nửa. Nhân viên của phòng thâu có thể làm việc theo ý, cách, và kiểu riêng của mình, trong một project chung. Không đòi hỏi cái trí thức bằng nhau của nhân viên khác trong một công ty.

Bàn điều khiển D-Control ES thiết kế lại với dự án mầu tối hơn do sự đòi hỏi của kỹ sư âm thanh cho phim ảnh. Tất cả các phép đồ hoạ điện tử được làm dể đọc hơn trong bóng tối của phòng thâu, núc điều khiển đặc vào vị trí có lý và dể thấy. Căn bản thiết kế của bàn là 16 channel cùng với master section. Bàn có thể cộng thêm tới 80 channels tuỳ theo công việc. Mổi channel của bàn bây giờ làm theo y hệt như mổi channel cùa phần mềm Protools, kỹ sư quen tay, có thể bỏ hắng con chuột của máy vi tính.
Bô phận âm thanh ra ngoài của bàn sếp được cho hoà âm của 5.1 cho tới 7.1 và phần mềm của bàn sẻ lên y hệt như vậy. Cộng thêm vào đó, D-Control có cả màn hình 'touch screen' để mix cho surroung dể hơn hay joystick nếu thích.

Đi chung với bàn điều khiển D-Control, là phần mềm Protool HD7 cộng với hơn 40 plug-ins của Digi và hãng ngoài. Với tổng cộng là 54 DSP chips (mổi card của HD Accel card chỉ có 9 cái DSP chips) , năng lực của bàn đủ sức lo cho 300db dynamic range, 48-bit quá trình thanh số, 192 tracks một lúc, phương pháp bổ chính chậm trể của âm thanh thanh số tự động, điều khiển được một lúc tới 160 đường dây ra vào của âm thanh, và bộ phận biến chuyển âm thanh tới 24-bit/192 khz...không lệ thuộc vào cộng thêm DSP. Rất là...ấn tượng!

Tôi có thể ngồi kể chuyện cho tới mấy hôm nửa về năng lực của D-Control, nhưng làm vậy, tối ngủ không yên. Giá căn bảng của 16 channel D-Control là từ 17,000-25,000 đô la Mỹ.

Trần Duy

...kỳ tới phần 2, phần mềm của con khủng long

2 comments:

Anonymous said...

do you have one yet? :o)

Anonymous said...

hi...ban qua ranh ve protools minh o VN it thong tin va kinh nghiem...mong ban giup do tu van giup minh nhe