Tuesday, February 20, 2007

Bí quyết nằm trong nước sốt … hay đoạn phim ngắn này

Juliette And The Licks in Studio

Add to My Profile | More Videos

Người ta thường hay hỏi tôi: anh dùng loại microphone gì khi thâu tiếng trống, tiếng tây ban cầm, giọng hát, và những nhạc cụ khác? Câu trả lời của tôi thường là, “Tôi không biết, điều đó còn tùy thuộc vào thâu cho ai.” Những câu hỏi kế đó sẽ là: xử dụng loại mic preamp gì? reverb gi?

Thật thà mà nói, tôi quả là không biết. Bản thân tôi rất thấu hiểu ban nhạc hay thân chủ của riêng tôi khi làm việc với họ trong phòng thâu. Nhưng tôi thật sự chưa rõ cần phải làm gì cho bạn nhạc của bạn trong phòng thâu.

Sau khi phóng lên mạng lưới cái Vietnamese audio blog này, tôi không hề đoán trước được có nhiều người hưởng ứng như vậy. Qua số lượng thư từ trên mạng đã nhận được, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra có khá nhiều kỹ sư âm thanh tại Việt Nam. Tuy rất mừng về số lượng này, nhưng tôi hơi lo lắng khi nhận thấy đa số còn thiếu sót kiến thức căn bản. Tôi thông cảm điều này do sự thiếu tốn về nhiều mặt: tài liệu, trường đào tạo kỹ sư âm thanh, giảng sư có trình độ, hay cơ hội được học hỏi. Nhưng đừng lo, tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau vừa học, vừa chơi.

Tình cờ tôi coi được đọan phim ngắn này quay lại một buổi ghi âm của một trong những ban nhạc mà tôi rất thích. Nhóm “Juliette and the Licks”, dẫn đầu bởi cô diễn viên tài hoa, Juliette Lewis mà tôi rất ngưỡng mộ. Người khách được mời tham gia trong buổi ghi âm này là tay trống trứ danh của ban nhạc Nivrana, Dave Grohl, nổi tiếng đánh nặng tay.

Khi còn đi học, tôi rất thích coi những đọan phim ca nhạc quay trong phòng thâu. Tôi thích thú đến nỗi đã bỏ công đi sưu tầm và nghiên cứu từng chi tiết của mỗi đọan phim này. Một phần vì lòng đam mê âm nhạc của tôi. Nhưng phần lớn vì tôi muốn học hiểu cách các kỹ sư gia chọn lọai microphone như thế nào, đặt microphone ra sao, chỗ nào cho đúng để có thể thâu ra tiếng nghe hay và độc đáo. Dĩ nhiên, tôi biết rõ bí quyết nhà nghề không thể nào vạch ra một cách đơn giản như vậy, và chỉ coi mấy đoạn phim này không thể nào biến tôi thành chuyên gia được. Nhưng ít ra chúng gợi ý cho tôi biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi hy vọng bạn cũng sẽ lợi dụng được điều này.

Hãy cùng nhau nghiên cứu đọan phim này. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước một, qua kinh nghiệm của tôi, hy vọng những điều này sẽ giúp ích các bạn sau này trong phòng thâu.

Part2 of -The Licks in studio

Add to My Profile | More Videos

Phân Tích Đoạn Phim

Trống:

Như tôi đã từng nhắc nhở các bạn, muốn thâu được tiếng trống hay, trước tiên phải mời được một tay trống giỏi. Hãy coi kỹ và lắng nghe cách Dave Grohl đánh trống trong đọan video này. Bạn có để ý cái lối đánh trống chắc nịch và ngay chóc của anh ta không? Cường độ mỗi cú đánh đều ngang như nhau, ngay cả khi anh chàng nổi cơn điên. Nhưng vấn đề chính ở đây không phải là Dave, mà là việc ghi âm. Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cưu và phân tích kỹ lưỡng cách bố trí trong phòng thâu.

Hãy coi cách bố cục tổng quát của căn phòng và mấy cái microphone. Bộ microphone dùng thâu dàn trống của Dave như bao gồm là hai cái máy stereo hiệu RCA kiểu xưa, và mấy cái ribbon microphone hiệu AE. Còn hai cái microphone treo trên đầu là kiểu C12, một lọai microphone mà tôi cho là rất hiếm có và hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Vậy bây giờ bạn có thể cho tôi biết sự quân bình trong hoàn cảnh này là ở đâu? C12 nổi tiếng truyền âm chớp nhoáng, âm thanh trong trẻo, tần số tuyệt cao, lại rất chi tiết (chưa kể là mắc khủng khiếp.) Còn loại ribbon microphone phát ra tiếng trầm ấm, chậm rãi, đầy đặn, và “uumphhhhh”. Bây giờ thì chắc bạn đã nghe ra cách phối hợp âm thanh của lọai microphone này phải không? Hai cái ribbon microphone được đặt ngang tầm ngực để thâu tiếng toms, đồng thời cũng làm diệu lại tiếng cymbals chát chúa trong lúc hòa âm. Phải, tôi có nhìn thấy mấy cái microphone riêng lẻ đặt trên mặt trống toms, kick, và snares, nhưng đây là một chuyện hoàn toàn khác, không giống như những gì bạn đang nghĩ đâu.

Bạn có để ý thấy cái microphone SM57 đặt trên cái trống snare không? Phải rồi, cái SM57 này được dán băng keo vào một cái mic khác, và tôi dám đánh cá với bạn cái mic kia chính là Neumann KM184. Tại sao lại dán hai cái mic vào nhau để làm gì? Loại mic SM57 có công năng mạnh, SPL (Sound Pressure Level) cao, và màng chắn (diaphragm) dầy. Trong khi đó, loại mic 184 tuy có màng chắn mỏng hơn, nhưng cô động và nhạy tiếng hơn, lại có tần số từ cao đến trung bình. Nói đến đây bạn đã nghĩ ra lý do tại sao lại dán hai loại mic khác nhau này vào nhau chưa? Nếu bạn chưa nghĩ ra, thì làm ơn về trường học lại đi. Nói đùa thôi. Thật ra lý do rất đơn giản: một cái mic dùng làm mồi thịt (the meat), còn cái kia dùng đễ tấn công (the attack).

Kế đến là cái trống kick. Nó được che kín lại và được gắn thêm vào một bộ phận nhìn giống như một cái ống đen dài. Tuy không thấy rõ trên màn hình, nhưng tôi chắc chắn cái trống kick này được trang bị bởi hai cái microphone, đó chính là ống dài dài đó. Trên căn bản, một cái mic được đặt bên trong, khá gần đầu trống kick, để thâu tiếng trống “attack”, hay transient. Mặt trước của đầu trống kick đã được tháo ra, và thay bằng một miếng ván dầy làm bằng một loại vật liệu dẻo, có tác dụng giữ cho tiếng trống đánh ngân (shell) dài hơn. Một cái microphone khác, tốt nhất là loại có công năng mạnh hơn, và có mặt chắn dầy hơn, được đặt ở cuối cái ống, dùng để hứng lấy âm thanh với tần số thấp. Bây giờ bạn hãy coi lại đoạn video, bạn sẽ nhận ra ngay cái ống gắn thêm trên cái trống kick.

Còn mấy cái microphone để thâu tiếng trống tom là loại AKG251, đây là một bố cục căn bản và mang lại hiệu quả khá tốt.

Cuối cùng cái room microphone treo cao trên đầu mà bạn nãy giờ cứ tưởng là cái drum mic thứ ba. Dave Grohl thường xử dụng cymbal ride để chống đỡ tiếng trống đánh xuống. Do đó một cái room microphone tụ tiếng nhỏ (condenser) được đặt phiá trên cái trống cymbal ride, để ghi lại tiếng trống “ping ping”.

Tôi đánh cá chắc chắn các bạn đã không nhận ra thêm một cái room microphone khác được đặt ngay gần hay đằng sau cái đầu của Dave, khoảng ngang tầm tai. Thử đoán xem cái bí quyết gì ở đây? Bí mật nằm ở chi tiết này: “ngang tầm tai” … Đoán ra chưa?

Guitar amps:

Trong đoạn video này, bạn có nhìn thấy hai sợi dây cable giành cho đàn guitar, được phân ra theo phương pháp “acoustic gobo”: Một kỹ thuật dàn dựng microphone đơn giản, SM57 được kê sát vào mặt sắt “the grill” Bây giờ bạn hãy chú ý đến âm thanh và vị trí của mấy cái microphones. Tiếng guitar đánh ra nghe đầy đặn và rất dữ dội, phải không? Nhìn kỹ lại coi cái mic SM57 được đặt ở đâu? Ngay kế bên cạnh cái bộ phận hình nón (the cone). Hãy nhớ lấy quy luật đơn giản này: microphone càng được đặt gần trung tâm, thì tiếng thâu ra sẽ càng sáng sủa, trong trèo; trong khi đó, microphone càng đươc đặt gần "the cone" thì tiếng thâu ra sẽ càng được dầy dặn, chắc nịch. Đây là chính là bí quyết nhà nghề.

Bạn có để ý thêm chỉ có tiếng trống được nghe rõ ràng trong phòng ghi âm live, còn tiếng guitar chỉ nghe thoang thoảng. Điều đó có nghiã là dây cable và máy amps của đàn guitar được cố tình đặt trong một căn phòng khác. Phương pháp này giúp người chơi nhạc có thể vặn tiếng guitar amps hết cỡ, đồng thời không gây ra những âm thanh quấy nhiễu đến những cái room microphone dành cho bộ trống.

Vocal:

Cô đào Juliette thâu hát qua microphone hiệu Shure SM7, loại này thường được xử dụng trong đài phát thanh. Shure SM7 có công năng khá mạnh, và màng chắn khá lớn. Loại microphone này tuy tiếng hơi thô, nhung nó có khả năng chịu được một mức độ SPL khá lớn. Khi hát, cô Juliette kề sát môi mình vào cái mic SM7 để trần, mà vẫn không bị phá tiếng. Đúng là phải có một lọai compressor nào đó gắn vào để tăng thêm cường độ một chút. Nhưng loại microphone này rất thích hợp để thâu nhạc Rock, nhất là loại nhạc Rock gào thét lớn.

Thêm vào đó, bạn có để ý cô Lewis đứng hát trong một căn phòng điều khiển có để mấy cái monitor khổng lồ, hay loa phóng thanh lọai lớn, được mở hết cỡ. Đa số các bạn chắc sẽ thắc mắc cha kỹ sư thâu thanh nào lại thâu vocal như vậy, thay vì trong một hộp thâu tiếng (vocal booth) đàng hoàng? Thật ra đây là một lối thâu âm rất phổ thông. Cách bố cục directional cho loại microphone SM7 như vậy có một hiệu quả rất tuyệt: làm cản lại âm thanh off-axis. Hơn nữa, đối với nhạc Rock thì cách sắp xếp này ít nhiều tạo ra một không khi mật thiết giữa người ca sĩ và ban nhạc, vì họ có thể trao đổi ánh mắt và quan sát được ý tứ của nhau.

Bạn có tin hay không, quả thật là 80 phần trăm phần vocal của siêu sao Madonna được thâu bằng loại microphone SM57, và được cầm trong tay cô ta, chứ không phải đặt trên một cái chân microphone nào cả. Hơn nữa cô đứng thâu trong một phòng điều khiển, có đặt mấy cái loa mở thật lớn. Làm sao tôi lại biết được những chi tiết này? Nếu tôi phải tiết lộ cho bạn nghe những bí mật này, thì tôi buộc lòng phải đem bạn đi thủ tiêu.

Lời Kết

Tôi đề nghị tốt nhất bạn hãy kiếm mua cái CD này, và tự mình thưởng thức lối biểu diễn đầy sức sống của cô đào Lewis. Tôi rất thích phương thức chế tác của CD này: sống động, ấm áp, nguyên chất, không pha chế, và với phong thái cơ bản của “rock’n roll”. Đó mới chính là cái gì gọi là làm một dĩa nhạc. Không đếm xỉa gì đến những kỹ xảo điện tử, đèn đóm hay kỹ thuật bôi xóa tào lao. Hãy đi ra bấm vào cái nút “thâu”, rồi cứ để mặc cho ban nhạc chơi.




Juliette and The Licks

Add to My Profile | More Videos

No comments: