Nói đến việc thâu âm, không có gì đúng hơn chân lý sau: “Diã hát thâu hay phụ thuộc vào cách trình diễn hay”. Nghe thì thấy như đây là một sự thật hiển nhiên, nhưng để nhận thức và thực tiễn toàn bộ hàm ý của chân lý này không dễ chút nào. Có hai phạm vi mà lý lẽ này thường tự biểu hiện: một là qua khả năng giao cảm và ảnh hưởng tâm lý của bài nhạc; hai là qua đặc chưng âm sắc hay tác động âm hưởng từ kỹ thuật ghi âm.
Cho dù máy móc tối tân nhất và kỹ thuật thâu âm tuyệt hảo nhất trên thế giới cũng không thể nào thay thế được linh hồn và trái tim của một bản ghi âm: đó là tâm hồn và tình cảm của người nghệ sĩ trong lúc biểu diễn và lẽ dĩ nhiên bao gồm cả bài nhạc. Nói đến chế tác, nhiều nhạc sĩ vẫn còn lầm lẫn giữa hai việc: chế tác (production) và cải biến tiếng trống! Tôi nói với họ rằng công việc chế tác đúng là nhắm vào việc làm sao thâu lại bản nhạc và phần biểu diễn thật hoàn hão cho đến khi có tiếng trống hay không cũng không cần thiết, đạt được đến trình độ như vậy rồi thì lúc đó mới lo đến phần trống. Thật ra nhiều bản nhạc tuy đã trở thành kinh điển trong lịch sử nhạc Rock, Pop và Jazz; phần âm thanh khi nghe lại không hay lắm so với các bản thâu cùng thời điểm đó, hay so với các bản nhạc mới thâu hiện nay. Nào là âm thanh bị quấy nhiễu vô tội vạ (unintentional distortion), nào là microphone bị để sai bét, còn tiếng trống thì nghe ồn ào, chát chúa. Nhưng những dĩa nhạc kinh điển này lại được xếp hạng trên đài phát thanh cùng bậc với những chế tác hiện đại tốn kiếm cả hàng chục triệu đô la, chỉ vì sáng tác và sự biểu diễn quá tuyệt vời. Một sáng tác hay cộng thêm và người hát hay, với hai yếu tố này thì cho dù chất lượng ghi âm có tệ cỡ nào cũng không là vấn đề to lớn gì.
Trong suốt con đường sự nghiệp, tôi đã từng hân hạnh được cộng tác với nhiều nghệ sĩ mà tôi cho là tài ba lỗi lạc và vĩ đại. Mỗi khi làm việc với những nghệ sĩ này tôi thường được khen ngợi về chất lượng thâu thanh. Tuy khoái chí, nhưng trong bụng tôi rõ ràng cho dù chỉ xử dụng một cái máy boom box đặt giữa phòng ghi âm để thâu cho những nghệ sĩ xịn này thì chất lượng thâu ra chắc chắn cũng không thể nào tồi được.Hầu như một người chủ nhiệm cũng giống như cô cheerleader hay ông huấn luyện viên trên sân bóng rổ. Công tác của tôi là tìm phương pháp để cổ võ đội viên và giúp khai thác chiến lược để đạt được mục tiêu cuối cùng, nhưng nói cho cùng thì kẻ quyết định thắng hay bại chính là người cầu thủ trên sân banh. Cắt xén, tô điểm hay thêm vào những mẹo nhà nghề ở phần post-production cũng chỉ làm cho cuộc thi đấu trông hào nhoáng hơn trên màn ảnh truyền hình, nhưng những mánh khoé này không thể nào thay đổi sự thật là trận đấu chán ngắt và bị thua thê thảm. Jimmy Hendrix oai phong như Muhammad Ali trong thời kỳ rực rỡ nhất: một lực sĩ vĩ đại, đầy phong độ và có sức thu hút lớn. Coi lại nhũng đoạn phim truyền hình quay Ali vào thập niên 60 và 70, tuy chất lượng thâu hình rất kém so với tiêu chuẩn truyền hình ngày nay, trận đấu vẫn rất ngoạn mục. Đối với Hendrix cũng vậy. Nghe lại những buổi biểu diễn nhạc sống của ông ta, tuy kỹ thuật ghi âm lúc đó không hay lắm, nhưng chúng ta vẫn nghe ra đó là Hendrix. Một Hendrix với một di sản âm nhạc đầy sức sống, đầy đam mê và nhiệt tình mà ông đã để lại cho chúng ta. Mọi thủ đoạn kỹ xảo và thử nghiệm trong phòng ghi âm chỉ giúp chúng ta hiểu thấu thêm về viễn ảnh của Jimmy lúc bấy giờ, nhưng tâm hồn của diã nhạc vẫn chính từ bài nhạc hay và lối biểu diễn thu hồn người nghe của ông ta (left hook performances).
Mới đây tôi được giao cho việc hòa âm lại một số tài liệu trong mục lục của ban nhạc King Crimson được ghi âm từ hồi thập niên 70. Ngoài việc trình bày những tác phẩm chưa hề được cắt xén, tôi còn phải hoàn chỉnh lại những bài đã từng được hòa âm trước đây. Tuy tôi có thể hòa lại bài bản đạt tới tiêu chuẩn và chất lượng âm sắc đương thời, tâm hồn và giá trị thật sự của diã nhạc vẫn nằm trong sức sống và niềm đam mê mà người nhạc sĩ đã đặt hết vào bản nhạc. Kinh nghiệm hòa âm bài “ProjeKcts” của ban nhạc King Crimson là một điển hình thú vị. Kỹ sư Ken Latchney trong suốt thời gian ban nhạc đi lưu diễn, đã cố tình dàn xếp thâu lại ban nhạc sao cho đêm trình diễn nào cũng nghe gần giống y chang như nhau. Do đó khi hoà âm diã nhạc sống này, chúng tôi có thể dễ dàng gom tất cả những chương trình biểu diễn nhạc sống mỗi đêm vào một diã nhạc liên kết. Bắt tay vào việc hòa âm album này, chúng tôi phát hiện là nhiều đêm âm thanh nghe tuyệt vời gần như không cần phải chỉnh đốn lại nhiều, nhưng có những đêm khác thì tệ đến nỗi phải tốn rất nhiều công phu tu sửa lại. Tiếng trên băng ghi âm từ đêm này sang đêm nọ gần giống như nhau, nhưng lối biểu diễn của ban nhạc mỗi đêm gây ra phân biệt chênh lệch rất quan trọng. Chỉ cần ban nhạc biểu diễn thật giật gân, cho dù tiếng động phát ra từ cái loa lớn nhỏ cỡ nào cũng không thành vấn đề. Không có quyển sách nào dạy kỹ xảo để làm sao cho ban nhạc chơi hay được.
Tự học chế tác, lúc đầu tôi vẫn chưa thấu hiểu hết cái gì gọi là “Ghi âm hay phụ thuộc vào cách trình diễn hay”. Lúc đó chất lượng ghi âm thâu ra nghe không đồng nhất. Còn tôi vẫn không hiểu tại sao lúc thì tôi có thể điều chỉnh hoà được rất khá, nhưng lúc khác thì xoay sở hoài mà nghe vẫn không hay. Tại sao vậy? Tôi áp dụng cùng một phương pháp, dùng cùng thiết bị và sử dụng cùng phòng ghi âm đề xử lý mà? Sau bao nhiêu kinh nghiệm, cuối cùng tôi hiểu được thật ra lúc đó tôi hòa âm nghe được xuông xẻ là nhờ may mắn được làm việc với những nhạc sĩ giỏi; còn lúc hòa âm của tôi nghe không được xuôi tai là vì lúc đó tôi chưa nắm bắt được then chốt để làm nổi bật tiếng nhạc thâu ra. Tôi học hỏi được điều này trong khi hòa âm một bản thâu và anh chàng đánh trống nói với tôi làm sao cho tiếng trống của anh ta nghe như AC/DC hay giống như những ban nhạc Rock lừng danh khác. Nhưng cho dù có cố gắng cỡ nào, tôi vẫn không cách nào làm cho tiếng trống cùa anh ta nghe như AC/DC. Rốt cuộc tôi cũng lĩnh ngộ được điều hiển nhiên này. Ngòai vấn đề chênh lệch về kỹ thuật ghi âm, với vật liệu kém thì làm sao tôi có thể xây được cái nhà như ý anh chàng đánh trống đó. Ban nhạc AC/DC có được tay trống Phil Rudy, với lối đánh tiếng trống thẳng thắn, gọn gàng, mạnh mẽ và đúng ngay vào ổ. Còn tiếng trống của anh chàng mà tôi đang chỉnh âm thì chơi theo kiểu nhạc Jazz! Tôi đang phí công xây một căn nhà gạch bằng thủy tinh! Lối chơi trống theo kiểu nhạc Jazz tuy trong sáng như cây đèn treo thủy tinh, nhưng làm sao dựng ra được căn nhà gạch cứng cáp theo kiểu AC/DC?
Một số kỹ thuật thâu thanh và hòa âm thường được xử dụng trong phòng thâu nhằm thu lại linh hồn và sinh khí của một thể loại nhạc này, ngược lại gây ra tương phản với những thể loại nhạc khác. Khi người nhạc sĩ hay người chủ nhiệm đã chú tâm đến một chi tiết âm thanh đặt biệt nào trong lúc thâu, thì âm thanh đó nhất định xây dựng trên nền tảng phong cách người trình diễn. Một khi người biểu diễn không đủ trình độ thì không cách gì có thể đạt được hiệu quả như ý muốn được. Không bao giờ bạn có thể đem biến một màn biểu diễn bởi Tommy Lee hay Motley Crue thành nghe ra như Elton Jones hay Coltrane và ngược lại. Lối biểu diễn quả thật chi phối hiệu ứng âm thanh ghi lại.
Bao nhiêu năm kinh nghiệm xử lý nhiều bài bản ghi âm, tôi thường nghe nói “Trống đánh phải nghe như tiếng trống của John Bonham.”. Tôi cố gắng hòa vào những yếu tố mà tôi hiểu về cái gì gọi là âm cách của Bonham: tiếng kick drum trầm sâu, microphones điều chỉnh nghe như phát ra trong một căn phòng rộng. Nhưng tiếc rằng đa số trong mọi trường hơp, phương pháp này không đem lại hiệu quả như trong dự liệu và rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải tìm một cách giải quyết khác. Do đó tôi quyết định ra tay làm một nghiên cứu để học hỏi xem tiếng trống của Bonham thật ra nghe ra sao? Và bí quyết tiếng trống được ghi âm lại như thế nào mới nghe như Bonham? Kế quả nghiên cứu của tôi là … xin quý vị cho môt hồi trống ...
Led Zeppelin Dazed And Confused
No comments:
Post a Comment