Xin bạn hãy nói sơ qua về gia đình mình. Chắc bạn đã có khiếu âm nhạc từ hồi nhỏ, phải không?
Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ gọi là “Minh Hải” tại Việt Nam. Bà ngoại tôi có một quán ăn nhỏ, còn mẹ tôi (1 trong 12 người con) dạy học trong làng. Cha tôi làm thợ cắt tóc, khiêm nhạc sĩ. Ông ấy vừa chơi đàn tây ban cầm vừa làm ca sĩ. Khi tôi chỉ mới được 2 tuổi, cha tôi vượt biên đến tỵ nạn và lập nghiệp tại Canada năm 1982, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới cho chúng tôi. Năm 1986, cha tôi bảo lãnh mẹ tôi, em tôi và bản thân tôi sang Canada. Lúc bấy giờ ông ấy đang làm nghề bán bảo hiểm. Gia đình tôi cuối cùng được đoàn tụ. Nhưng chỉ một năm sau đó, trong một tai nạn xe cộ thảm khốc, cha tôi đã đột ngột qua đời. Tôi nghiệp mẹ tôi, môt người đàn bà góa bụa, đơn thân độc hành, lại phải chăm sóc cho 3 chị em tôi (lúc đó người em gái của tôi vừa mới chào đời.) Cuộc sống của chúng tôi bấy giờ rất khó khăn. Tuy chúng tôi có chú bác ở Mỹ, nhưng ai nấy cũng đều có gia đình riêng của mình để săn sóc, nên không giúp đỡ chúng tôi được gì nhiều. Những năm đầu đó, chúng tôi đành phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội của chính phủ Canada, chúng tôi vĩnh viễn ghi nhớ điều. Sau đó, mẹ tôi gặp được người cha kế của tôi, một chuyên gia trồng cây trong nhà kiếng, và họ cùng kết hôn. Tiếp đó chúng tôi bảo lãnh hai người con của cha kế tôi từ Việt Nam sang, rồi mẹ và cha kế tôi sinh thêm hai người con; tổng cộng gia đình tôi có cả thẩy 7 anh chị em.
Tôi nhớ có một lần tôi đang ở trong phòng say mê ca hát theo nhạc của Paula Abdul thì cha kế tôi từ ngòai bước vào; ông ấy hết hồn khi nhìn thấy tôi đang như bị lên cơn giựt kinh phong. Lúc đó thật là buồn cười. Sau đó lúc tôi được khoảng 12 tuổi, gia đình tôi bắt đầu đi nhà thờ Burnaby Vietnamese Alliance Church. Tôi gia nhập ca đòan trong nhà thờ, và dần dần tôi cảm thấy tự tin hơn và nghiêm túc nghĩ đến trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.Gia đình bạn có ủng hộ quyết định trở thành ca sĩ của bạn không? Bạn đã trải qua những trở ngại cụ thể nào?
Nhìn thấy tôi biểu diễn trong ca đòan, cả gia đình tôi đều rất xúc động và hãnh diện về tài ca hát của tôi; bất kỳ lễ lạc, hội hè, đình đám gì họ cũng kêu tôi tham gia. Tuy nhiên, lúc tôi chính thức tuyên bố dự định thi tuyển vào trường đại học âm nhạc, thì mỗi người lại hát một bè khác nhau. Nguyện vọng của họ là tôi sẽ trở thành luật sư nhờ bởi học bạ ưu tú của tôi trong suốt bao nhiêu năm. Đây là trở ngại lớn nhất mà tôi phải đương đầu để trở thành thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên tại Canada. Làm sao thuyết phục được cha mẹ tôi chấp thuận quyết định đeo đuổi ngành âm nhạc của mình. Lúc đầu họ dùng đủ mọi cách làm cho tôi nản lòng, ngay cả không chịu ký giấy cho tôi xin mượn tiền học. Rồi cứ mỗi lần có dịp cả nhà họp mặt, tôi lại bị nghe mắng là đã phụ công lao nuôi dưỡng và sự hy sinh của cha mẹ tôi để cho tôi có được một cuộc sống hạnh phúc… Những năm đầu tiên vào đại học tôi bị khủng hỏang tinh thần. Mỗi ngày tôi có từ 6 đến 8 lớp học, về đến nhà lúc nào cũng bị nghe la mắng; tôi không tài nào tập trung học hành được. Tuy vậy tôi cũng cố gắng lấy được điểm A hầu hết mọi môn học, và nhờ đó được nhà trường ban cho nhiều tiền trợ cấp và học bỗng. Tôi cũng không nhớ làm cách nào mà tôi đạt được thành tích như vậy.
Tóm tắt sự nghiệp của tôi bắt đầu từ việc hát trong ca đoàn nhà thờ, ra dĩa hát cùng với Sean Dimitrie, vào đại học, rồi hợp tác với nhiều nhà chế tác khác nhau, tiếp tục đi hát tại các câu lạc bộ để thực tập theo giáo trình, thành lập ban nhạc Destineak cùng với Bobby James/Drumatic, sáng tác vá ghi âm cho dĩa hát mới sắp sửa ra mắt vào năm 2007. Các tiến trình này xày ra dữ kiện này chồng lên dữ kiện kia.
Giọng ca của Thảo có một âm vực vô cùng phong phú, hơn nữa bạn có khả năng hát được nhiều thể loại khác nhau, gồm cà nhạc jazz và opera. Xin cho chúng tôi biết quá trình huấn luyện thanh nhạc của bạn, và tại sao bạn lại học hát nhạc opera?
Bắt đầu từ nhạc cổ điển là một phương pháp luyện giọng rất tốt. Ngoài chất giọng thiên phú, muốn hát hay phải có kỹ thuật tốt. Ngoại trừ bầm sinh có được, bạn phải tập luyện để những cơ cấu âm thanh này ăn sâu vào bản năng. Nếu không may sơ xuất thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị hát phô hay lạc giọng. Tập nhạc cổ điển giúp mình điều khiển vững vàng được giọng hát. Còn chuyện tại sao tôi đi học hát nhạc jazz, vì thể nhạc này chú trọng đến phong cách ứng biến theo ngẫu hứng; điều này rất tuyệt vời đối với việc sáng tác và biểu diễn. Thêm vào đó, tôi mê lối hòa âm của nhạc jazz, nghe mờ mờ, ảo ảo, rất thú vị. Lúc đó tôi rất may mắn là trường cao học đầu tiên tôi đăng ký vào, Douglas College, có một chương trình dạy kiến thức sọan nhạc cơ bản, giành cho những người chưa từng được huấn luyện, đồng thời cho họ vốn liếng đủ để nghiên cứu sâu thêm về âm nhạc sau này. Ngẫu nhiên nhạc cổ điển là một trong những môn được dạy trong chương trình này.
Lần đầu tiên trong đời được gia nhập vào ban nhạc Shazzam, tôi may mắn được hợp tác với những nhạc sĩ giỏi nhất nhì ở Vancouver lúc bấy giờ. Bao gồm: Sean Dimitrie, người cùng sáng lập ra Bombay Records, đồng thời cũng là một nhà chế tác, viết nhạc và DJ có tên tuổi; Ray Garraway, hiện tại là tay trống trong ban nhạc K-O; ngòai ra còn có Scott Sanft, Dave Lee, Carolyn Wong và Jeff Backhouse. Lúc gia nhập vào ban nhạc năm 1997 tôi chỉ được chừng 17, còn những nhạc sĩ này đã khoảng hai mươi, ba muơi tuổi. Tất cả bọn họ đều được huấn luyện tại nhạc viện, và ai nấy đều chơi nhạc thần sầu, quỷ cốc. Điều này đã khiến tôi mong muốn cũng được đi học như họ. Hơn nữa tôi biết mình cần phải có bằng cấp đàng hoàng thì mới có cơ hội phát triển trong ngành này; tôi muốn mình không chỉ là một ca sĩ bình thường, mà là một nghệ sĩ sáng tác khiêm biễu diễn. Vào học trường nhạc là một quyết định sáng suốt nhất tôi đã làm. Qua âm nhạc, tôi được thốt lời thành thật, được tư do giao tế với nhiều người, và có thể diễn tả tư tưởng bản thân bằng một thứ ngôn ngữ phổ thông. Hơn nữa tôi được học đàn piano, một công cụ vô giá trong việc sáng tác.
Tại sao và bắt đầu từ khi nào bạn tự mình sáng tác? Sáng tác đầu tay của bạn là bài nào? Bạn thích nhất bài hát nào trong số những sáng tác của chính mình? Tại sao lại là bài hát đó?
Năm 17 tuổi, tôi bắt đầu tập tành tự sáng tác. Bài hát đầu tay của tôi có tên “Time”, sau này được hãng PFB Records thâu băng và phát hành. Bài này tôi viết về sự hàn gắn vết thương lòng sau đỗ vỡ của một cuộc tình, nhưng nhanh hay chậm chỉ là vấn đề thời gian. Bài tôi viết ưng ý nhất là bài “Release Me”, bài này nói đến lòng tham lam của con người và sự suy đồi của xã hội; sở hữu càng nhiều thì cuộc sống con người ta càng bị ràng buộc bởi cái xã hội nặng nề chủ nghĩa duy vật này.
Bạn thường viết về đề tài gì? Chủ đề nào gây cảm hứng cho bạn nhiều nhất?
Tôi thích viết về những xu hướng đương thời và những ảnh hưởng của chúng trên sự tiến hóa cảm sinh trong xã hội. Ngòai ra tôi có thiên hướng viết về những sự việc có tính giả thuyết, ví dụ như: người vô gia cư, tự do ngôn luận, lòng ganh tị, kỹ thuật hiện đại, vân vân… Có lúc tôi tòan viết về chuyện thất tình, vì bản thân tôi đã thường trải qua việc này. Nhưng hiện tại thì tôi đang sống rất hạnh phúc. Tôi cảm thấy cảm xúc của mình được cởi mở hơn để viết về những đề tài nội tâm sâu sắc hơn. Xin bạn đừng hiểu lầm, lúc nào tôi cũng thích viết về tình yêu, và những bài hát đó thường là những sáng tác khá nhất của tôi
Xin cho chúng tôi biết về dự án gần đây “Destineak” và sự hợp tác với Bobby James. Quá trình sáng tác giữa bạn và Bobby được tiến hành ra sao?
Destineak là dự án gần đây cùng với nhà chế tác Bobby James. Cái tên Destineak là do chúng tôi tự nghĩ ra, nó có nghĩa là mục tiêu duy nhất. Chúng tôi cùng làm việc suốt hai năm trời và cuối cùng cũng hoàn tất được dĩa hát này. Bobby và tôi thật ra là một cặp tình nhân, chắc các bạn cũng đoán ra được điều này gây ra nhiều ngoắt ngoéo khá thú vị. Anh ấy vài tôi cùng nhau viết bài, cùng nhau chế tác, và cùng nhau chơi đa số toàn bộ phần nhạc. Chúng tôi có mời một vài người khách biểu diễn, như là David Spidel đánh bass, Courtenay Ennis đánh keyboard, Andrew Spence thổi saxophone, và Pete Black đánh guitar. Chúng tôi lập ra một phòng studio gọi là “Song Doll Studios”, ngay tại tư gia của chúng tôi tại Vancouver.
Bạn có thể mô tả và liệt kê nhạc mình thuộc thể lọai nhạc nào? Thể loại nhạc nào bạn cảm thấy hát dễ dàng nhất? Hay thể lọai nào bạn cũng có thể biểu diễn thoải mái như nhau?
Nhạc chúng tôi viết bao gồm các yếu tố của nhạc jazz, rock, dance và electronic cùng hòa quyện vào nhau. Chúng tôi hay gọi thề nhạc này là Euro-tech-funk-rock. Có thể diễn tả nhạc chúng tôi viết khá sắn bén, và luôn mang tính chất bộc phát. Chúng tôi không muốn nhạc mình sáng tác nghe giống bất cứ nhạc của ai, nhưng vẫn luôn tìm tòi, học hỏi từ các tên tuổi truyền thuyết trong âm nhạc.
Có phải bạn đã tham gia lớp huấn luyện kịch nói (voice over acting) tại trường điện ảnh Vancouver? Vì lý do gì bạn đã tham gia lớp huấn luyện này? Xin cho chúng tôi biết về công tác của bạn tại công ty Play Management? Bạn có tham vọng trở thành một nữ diễn viên không?
Lý do chính tôi học lớp diễn xuất kịch nói (voice over acting) là phòng hờ nếu sự nghiệp ca hát của tôi gặp phải trắc trở, thì trong lúc giao thời, ít ra tôi cũng có một cái nghề tay trái có để kiếm sống. Sau đó tôi được ký với một công ty đại lý, rồi họ gửi tôi đi thử máy, thử giọng ở đài truyền hình, làm quảng cáo, và cả ở đài phát thanh. Tôi rất may mắn nhận được một số công việc rất là vui. Ví dụ như có lần tôi phải giả giọng một con chó, đúng ra là một cậu bé 12 tuổi biến thành. Lần khác tôi phải nhái giọng một bà đang cao hứng bàn cải về sàn nhà lót gỗ. Cũng có lúc tôi đóng vai dân anh chị, vai siêu nhân, vân vân ..Ngoài ra tôi cũng may mắn được ký giao kèo với hãng Pacific Artist Management, nhận được một vài chương trình làm quảng cáo, và đóng một số vai diễn nhỏ trên màn ảnh truyền hình. Việc làm này vừa vui, vừa không cần tài năng đặc biệt gì, mình chỉ cần có một diện mạo dễ coi một chút. Tuy có khả năng diễn xuất, hiện tại tôi chỉ muốn diễn những vai nhẹ thôi. Bởi vì nếu muốn đạt đến những vai trò nghiêm túc hơn, tôi cần phải bỏ ra nhiều thì giờ và công sức đễ tập dợt; nếu có thời gian tôi dùng hết vào việc sáng tác nhạc. Hy vọng trong tương lai tôi sẽ có cơ hội này.
Bạn đã từng làm việc với nhiều nhà chế tác khác nhau. Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nghĩ một nhà chế tác giỏi cần phải có những ưu điểm gì? Trong toàn bộ quá trình chế tác, bạn thấy bộ phận nào quan trọng nhất? Recording? Mixing và mastering? Hay là post-production?
Theo tôi, một nhà chế tác tốt cần phải thấu hiểu, và yêu thích nhạc của bạn. Nếu phải làm việc với một người không thấu hiểu mà cũng không yêu thích âm nhạc của mình là tự đào huyệt chôn chính bản thân, bởi vì cả hai không ai sẽ được thể hiện phong cách cá nhân một cách đúng đắn. Riêng bản thân tôi được may mắn hợp tác với những nhà chế tác có phòng thâu riêng, do đó họ rất thông thạo về máy móc và dụng cụ ghi âm. Tôi đã từng làm việc với nhiều nhà chế tác rất cố chấp về phương diện bài bản, và không đón nhận những ý kiến sáng tạo của người khác. Làm việc bị gò bó như vậy thật không vui chút nào. Theo tôi, trong suốt tiến trình chế tác một dĩa nhạc, phần quan trọng nhất gồm có: 1) Quá trình viết nhạc: không có một bài hát hay thì bạn sẽ không nhận định được phương hướng sẽ thâu thanh ra sao; 2) Phần hòa âm: thâu âm hay đôi lúc cũng có những đoạn khó xử lý, hay diễn đạt không ưng ý lắm; những điều đó còn có thể chấp nhận được; nhưng nếu hòa âm dở thì không ai thèm nghe, thậm chí không thèm phát lại)
Là một nữ nhac sĩ Á Đông, làm cách nào bạn xoay xở để sinh tồn và đạt đến những thành tựu như ngày hôm nay trong lĩnh vực âm nhạc tại phương Tây? Ngoài giọng hát thiên phú, bạn có vũ khí bí mật gì?
Làm một nhạc sĩ Viêt Nam tại Canada không dễ dàng, vì con nít bên này ngay từ nhỏ đã bị tiêm nhiễm cái ý niệm: thành công trong âm nhạc đi đôi với tiền bạc và danh tiếng. Nhìn vào thị trường âm nhạc Pop tại Bắc Mỹ, không có một siêu sao Á Đông nào để tôi noi gương. Hơn nữa ngoài áp lực mong được nổi bật, tôi còn phải đương đầu với một khuôn khổ mà bất lâu nay chưa ai thoát ra khỏi, chứ đừng nói chi đến đạt được kỳ công gì. Điều này có một thời làm tôi rất khó chịu, cho đến khi tôi nhận thức được những tiền nhân mà tôi theo gương đa số không phải là những nhân vật thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình, hay đài phát thanh. Những tên tuổi có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của tôi gồm có: BT, Garbage, Bjork, Gaelle và Imogen Heap. Tên tuổi đồ sộ của họ có được nhờ vảo những sáng tác và chế tác vĩ đại cùa họ, chứ không phải vi họ trở thành con bù nhìn hay hình tượng cho đám trẻ bu theo bắt chước màu tóc hay kiểu cọ thời trang này nọ. Nói như vậy không có nghĩa tôi mong làm một nghệ sĩ không ai biết đến; ai mà không muốn được làm minh tinh nổi bật và giàu có?
Giờ đây tôi lĩnh ngộ ra rằng cho tôi có được năng khiếu và cơ hội chơi âm nhạc tôi đã may mắn lắm rồi, còn việc thành công hay thất bại chỉ là vấn đề bản thân tự đánh giá về những thành tựu của chính mình mà thôi. Hiển nhiên trong cuộc đời nghệ sĩ, tôi cũng mơ ước cũng cố được một số khán thính giả ái mộ riêng của mình. Tuy nhiên nồi tiếng theo kiểu cô nàng Britney Spears thì tôi thật không ham đâu. Còn nếu ai vào nghề này ôm mộng làm giầu thì tôi khuyên người đó hãy nhảy ra ngay, đi kiếm một nghề khác. Nếu muốn làm giầu tại sao không đi học đầu tư, làm ngân hàng, vào ngành địa ốc gì đó; thế giới âm nhạc bớt một người như vậy cũng không thiếu đâu. Còn nếu bạn cũng như tôi; ăn ngủ, hô hấp, đi đứng, làm gì cũng nghĩ đến âm nhạc; và không thể tưởng tượng một ngày không được đàn hát, vậy thì may ra bạn sẽ có cơ hội cảm nhận được cái hạnh phúc làm người nhạc sĩ. Tôi nghĩ vũ khí bí mật của tôi chính là ở chỗ tôi lĩnh ngộ được điều này: âm nhạc đã chấm trúng tôi thì tôi nên biết quý trọng tao ngộ này, vui vẻ mà sống dù giầu sang hay nghèo khó.
Dân ái mộ cuồng nhiệt đã từng làm ra những trò điên đảo gì với bạn không? Bạn thích gì nhất và ghét cái gì nhất về những buổi trình diễn nhạc sống?
Tôi không nhớ đã từng có lúc khán giả ái mộ làm ra những trò điên cuồng gì. Nhưng thú thật những lúc khán giả đến xin bút ký hay hỏi tôi ký tên lên CD của họ, tôi cảm thấy rất vô cùng hân hạnh. Thật không thể ngờ được có người mong muốn được gần gũi tôi vì âm nhạc của tôi. Đối với tôi chỉ điều này thôi cũng đủ quá sung sướng rồi.
Cái mà tôi yêu thích được trình diễn nhạc sống là có dịp cởi mở tâm hồn mình và đón nhận thế giới vào lòng. Trên sân khấu tôi chìm đắm trong âm nhạc và khán giả cũng say mê cùng tôi. Cảm giác này thật là sảng khóai. Nhưng điều mỉa mai là cái mà tôi thích cũng là cái mà tôi ghét. Mở lòng mình ra là một việc khá căng thẳng về mặt tâm linh, và hậu quả có thể gây tổn thương it nhiều. Đang được làm trung tâm của vũ trụ, mà phải quay trở về cuộc sống bình thường là một điều không dễ dàng. Tôi và một người bạn gái, một nữ diễn viên kịch sống, thường thầm nói đùa với nhau về đề tài này. Chúng tôi gọi hiện tượng này là “anti-climatic-performer-syndrome”. Triệu chứng bao gồm bị trầm uất nhẹ, và luôn nài nĩ đòi được trở lên sân khấu để biểu diễn lại từ đầu. Có lẽ đây là lý do tại sao nhạc sĩ cần phải đi biểu diễn hòai, giống như bị say thuốc vậy.
Trong vòng 5 năm tới đây bạn nghĩ mình sẽ đạt được những thành tựu gì trong nghề nghiệp biểu diễn giải trí này?
Trong vào 5 năm, tôi mong chúng tôi bán được nhiều dĩa hát và ban nhạc Destineak của chúng tôi gây được nhiều sự chú ý, đủ để chúng tôi có thể huy động được một chuyến lưu diễn khắp thế giới. Rồi sau khi đi lưu diễn trở về, tôi sẵn sàng sinh đứa con đầu lòng vào năm 31 tuổi. và xây dựng một mái ấm gia đình. Rồi tôi sẽ khởi sự thâu một dĩa nhạc nữa. Tôi cũng có hứng thú đến chuyện làm nhà chế tác, và đồng thời viết nhạc cho những nghệ sĩ khác.
Rời Việt Nam lúc mới chỉ được 6 tuổi, bạn có ký ức gì về quê nhà không? Về cả hai mặt văn hóa và âm nhạc, bạn đã từng tham gia họat động trong cộng đồng người Việt ở Canada hay ở bất cứ nơi đâu không? Nếu trong tương lai có cơ hội tốt, bạn có hứng thú đến việc này không?
Rời Việt Nam lúc mới chỉ được 6 tuổi, tôi thật không nhớ được gì nhiều. Tôi chỉ mang máng nhớ một vài chi tiết nho nhỏ như cùng em tôi đi lượm củi về cho bà ngoại nấu cơm, cô giáo tiểu học của tôi có mái tóc thật dài, còn gia đình tôi cư trú trên một căn hộ ở tầng hai lúc dọn vào trong Sài Gòn. Bốn năm trước, tôi có trở về thăm Việt Nam, cảm giác hoàn toàn lạ lùng. Tôi không thể nào tin được khắp nơi dân chúng vẫn còn sống rất nghèo đói, khốn khổ, và cùng cực; ngay cả trong thành thị! Nơi duy nhất mà người dân có thể giao lưu qua lại chính là nhà thờ, một hổ trợ tinh thần khá mạnh. Lúc trẻ tôi đã từng dạy trẻ nhỏ trong lớp ngày chủ nhật và hát trong ca đoàn tại nhà thờ. Cho nên tôi nghĩ nếu có dịp tôi mong muốn được hoạt động tích cực hơn trong cộng đồng người Việt. Và chính nhờ qua Bflat, tôi đã bước được bước đầu tiên.
Thank you Christina Sing for taking your valuable time to talk with us and for opening your heart to our blog viewers. We wish you best of luck in your career, music, love and family.
The last words from Duy,
It was such a thrill for me to witness this new wave of very talent Vietnamese female song writers coming out of 'Viet Kieu' lands such as Christina, Carol, Amy, Thao, Ngoc, etc. To me, it does not really matter where they come from, Vietnam or oversea, we're all Vietnamese and it is all about the music. These ladies showed us how things are done right and took control of their career down to every single note in their songs. What impressed me the most is that like no others, Christina does not claim or fake who she is. I heard it all, Vietnamese singers who could not make up their own mind of who to please by claiming R&B, Soul, Electronic, even Ambience (in engineering world, ambience = elevator music, shoping mall tune, and senior home PA softcores) on a whim, thinking most of us are clueless. Christina's music blew me away by...just being herself, a real artist, producer, song writer, without all the phony press campaign. My hat is off to you Christina, Carol, Ngoc, Amy, Thao...and many other to comes. Please show us the light.
For more info on Christina Phuong Thao Nguyen and Destineak please visit http://www.christinasing.com/destineak/index.html
http://www.christinasing.com/christinanew/index.html
No comments:
Post a Comment