Tuesday, September 25, 2007

Carol Bùi


Trong thế giới bé nhỏ của nghệ thuật Việt Nam tôi hay bị bực mình vì nó không có một chút nào gọi là..."dynamic" cả, từ âm thanh cho tới sản phẩm nghệ thuật. Về chuyện âm thanh tôi sẽ nói sau, nhưng nói về sản phẩm thì sao dạo này tôi hay rớt vô tình trạng bị chán.

Pop không ra pop, hip-hop và rap Việt Nam không khác một trò xiệc kiểu như Mỹ đen hát cải lương, rock thì giống như pop mà có guitar điện và distortion, R&B thì nướng đen chưa đủ (vì Việt Nam sợ nắng), và nếu nhắm mắt lên đồng chạy tông (running the scale) là jazz, thì tôi có thể thành nhạc sỹ jazz Việt Nam được.

Khác với các cụ đi trước, chỉ mới đây thôi (hình như còn một vài cụ còn sống), tôi có cảm giác mấy ông nhạc sỹ và producer Việt Nam ngày nay, hình như sợ...làm nhạc Việt Nam. Họ phải làm giống một cái gì đó khác hẳn...kiểu Mỹ, Pháp, Tàu, Mỹ đen, và lâu lâu lạc cả vào ông Đại Hàn. tôi còn nhớ một câu trả lời của cô em gái ở Việt Nam cho thắc mắc của tôi, "...anh biết đó, tại vì trong làng nghệ thuật âm nhạc Việt Nam mình toàn là đực rựa nắm đầu cả..." Đúng hay không, tôi cũng chẳng hiểu rõ, nhưng nói tới nghệ thuật nhạc "original" của người phụ nữ Việt Nam thì đúng là một chuyện hơi hiếm.



"Ê! Duy, rốt cuộc cũng xong thấy chưa! CD mới của mình cho Duy hưởng trước nhe..." Carol Bùi nói trong lá thư gởi tôi với cái CD mới toanh của cô còn rất là nóng...mới ra lò. Đây là CD thứ 2 của cô được một hãng CD Mỹ ở tiểu bang Virginia sản suất. Và tiếp trong lá thư, cô có lời cám ơn tôi đã bỏ ra thì giờ nghe và quảng cáo nhạc của cô cho bạn bè tôi. Không, thưa cô Carol Bùi. Tôi phải cám ơn cô mới đúng chứ!

Tôi quen Carol Bùi cả 2 năm nay rồi, lần đầu tiên tôi nghe được nhạc của cô trên mạng, phản ứng đầu tiên của tôi là 'con bé Việt Nam nào ngầu vậy ta?' Nhất định tôi phải làm quen cho bằng được. Biết rằng kiếm được một người đàn bà Việt Nam viết nhạc rất là khó khăn, viết nhạc rock nữa, thì hết ý kiến đâu mà tìm. CD đầu tiên của cô "This is how I recover" tôi nghe hoài và để luôn trong máy chơi CD của xe tôi. Càng nghe tôi càng thấy rất là nhạy cảm, khoái trí, mê thêm, và trở thành thông cảm với lời nhạc của cô. Nhạc của Carol Bùi viết rất là thẳng thắn và ngay điểm, hòa nhạc không một chúc xíu nào dư note. Cô hát, đánh guitar điện lấy, và là nhạc sỹ trưởng cho ban nhạc của mình. Nghe nhạc của Carol, đôi khi tôi thấy cô quá thành thật, cho tôi một cảm giác cô đang kể chuyện cho một mình tôi nghe thôi.

Ah, mà đừng để giọng hát của và nhạc của Carol Bùi cho người nghe thấy rất ngọc, bài của cô viết đổi hướng/nhịp bất ngờ, rất khôn ngoan và đầy 'máu' rock trong đó. Nói tới cách đánh và kỹ thuật chơi guitar của cô Carol Bùi thì mấy cậu con trai rock Việt Nam cần phải học cô nhiều lắm. Carol Bùi đánh guitar giống hệt...Carol Bùi! Cô dùng American Fender Telecaster guitar chạy thẳng vô Ampeg amp. Trong live show, cô vừa hát vừa đánh guitar, tôi có hỏi sao cô không mướn một tay guitar phụ để trình diển dể và thoải mái hơn. Cô nói với tôi rằng, cách cô đánh guitar đi chung cảm giác của bài cô đang hát...vì lý do này, cô không thể để cho ai khác đánh guitar được. Đây cũng là một lo lắng cho cô khi thâu cái CD thứ 2. Carol sợ rằng sẻ không thâu rỏ được những chi tiết nhỏ cách cô đánh xuống dây theo hồn của bài cô viết.
Tôi củng hỏi tại sao tiếng guitar của cô không dùng pedal hay effect để cho thêm 'màu mè', cô cười và nói với tôi, 'em nghèo quá, chưa có tiền mua.' Nhưng tôi biết cô chỉ nói thế, Carol không bao giờ dùng pedal đâu, cô này chỉ thích nói thẳng và nhạc cụ của cô củng vậy.


Khi hỏi tới CD đầu tiên của cô, mà được nhiều báo Mỹ có lời khen, Carol Bùi hoàn toàn không muốn nói gì tới và chặn tôi lại những câu hỏi liên quan tới CD đó. Đối với cô, những gì đả làm xong, không quay lại và chỉ muốn nói chuyện tới CD mới của cô, "Everyone wore white". Khi hỏi tới ảnh hưởng của cô về nhạc, cô nói với tôi 2 vị đứng đầu là Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Carol giải thích rằng cô nghe nhạc Khánh Ly hát từ bé vì mẹ của cô nghe rất nhiều. Chỉ Khánh Ly có giọng rất mạnh, hợp với, và cách trình bày của bà thuyết phục được người nghe những gì trong lời viết của nhạc Trịnh Cơng Sơn. Cô không muốn hát giống Khánh Ly, hay viết nhạc giống Trịnh Công Sơn, cô chỉ muốn thành thật như nghệ thuật của các vị đó.

Khi hỏi sự khác biệc giữa hai CD, cô nói CD "Everyone Wore White" produced kỷ và rất là đặc sắc hơn CD đầu của cô tại vì Carol muốn chậm lại không giống như CD đầu tiên. Cô cho là CD đầu hơi vội vàng, hay có một chúc khoe khoan, nên lúc hoà nhạc cô 'liện' đủ loại hook của rock trong đó. Có thể đây là một sự thiếu tự tin về khả năng của mình, cô giải thích. Tôi chỉ nghỉ rằng Carol cứ việc khoe nhiều vô, tôi nghe chưa đủ đâu.

Chữ nghĩa Việt Nam tôi còn yếu lắm, đừng nói tới phải viết về những gì tôi đang suy nghỉ trong đầu...bằng tiếng Mỹ ra tiếng Việt Nam. Tôi thấy nhạc sỹ ngày nay sợ 'giống nhau' lắm, ca sỹ cũng thế, cho là cái khác lạ là hay. Họ hay vổ ngực la 'phá biên giới', trong khi chưa đủ trí thức hay biết biên giới nằm ở đâu mà phá. Cuộc đua lo giống jazz, giống hip hop, giống rock, còn có ca sỹ muốn giống tắt kè hay 'cắt kè' nữa. Tôi thấy tắc kè hay đổi nhiều mầu khi nó sắp chết và thấy nguy hiểm, nhưng màu nào nó đổi, nó cũng vẫn chỉ là con tắc kè, và...xấu kinh khủng. Ai thích vậy, tôi chịu thua. Theo tôi Carol Bùi đến tới nhạc không một chúc suy nghĩ là phải có biên giới hay là giống gì ngoài sự thành thật của lòng cô. Đối với nhạc mới của người Việt bây giờ sao cái thành thật trong nhạc sao khó kiếm thế? Carol Bùi là một cái hy vọng cho tôi là khoan hẳng bỏ đi mặc kệ tới nhạc của người Việt Nam làm trong thời gian bây giờ. Tuy còn nhiều thứ để thay đổi và làm thêm cho hay, nhưng cô nhắc với tôi rằng, " em không vội , để cho sự phát triển có không khí tự nhiên mà vương lên..." Cái vương lên khác biệc giữa CD đầu của cô và CD mới 'hơi bị' quá nhiều đó Carol Bùi, làm tôi ngồi không yên phải đợi tới CD thứ 3 của cô.

Thông tin, lịch trình live show, và mua CD của Carol http://www.carolbui.com
nghe nhạc http"//www.myspace.com/carolbui
Press kit http://www.warpedrealitymagazine.com/
Ở Việt Nam xin liên lạc với www.digibeatchemist.blogspot.com

Trần Duy

Who will win the war?

HD-DVD vs. BLU-RAY

They both look 'real good', they both dreams of nerds every where, they both cost more than the regular one...to buy, to keep, and to maintain. Which one will win the war?

As right now the stands for both are sharing equal space at Fry's electronic, this remind me so much when CD first appear at Tower Record. It really interest me to watch this war like the one with Beta tape and VHS. It is matter of promotional and marketing strategy between the 2 formats.

I say HD-DVD because the possibility for directors to have more inputs with their comments, version, and in depth views of their movies. I had been wrong before so don't trust me on this matter. It also up to the manufacture of players, especially Sony. Sony can really change everything if they decide to flood the market with cheaper players but Blu-Ray is not giving up at all. Watch how Blu-Ray is aiming at the PC market by offering Blu-Ray players as standard for PC and laptop everywhere.

This war is nasty and I love to see, meanwhile, I am thinking about how to turn my DVD player into paper weight, absolutely no doubt about that. So find room in the recycling bin.

How do I know? well all of us audio engineers are scrambling to learn how to edit, to mix, and to format in HD-DVD audio right now. The race is on!

Sunday, September 23, 2007

Hey dude, Julian!



We are tuned in bro, hang tough. The trick is to keep breathing!

your friends,

Luke, Chris, Brian ∑, Peter, Scott, Henrik H.

Friday, September 21, 2007

Túi Da

"Mày ngựa không thể tưởng tượng được Duy", Văn người bạn thân tôi, nói với tôi hoài mổi lần anh thấy tôi mang cái gi mới trên người. Văn là người Hải Phòng, anh tốp người không 'lôi thôi', không nhiều chuyện, và lúc nào củng có sẳn chử "...tao đả bảo mày rồi." trên môi. Anh cười chọc tôi khi thấy mổi lần đi uống cà phê với anh, tôi mang một cái túi mới đựng máy laptop, máy ảnh, sách đọc, và linh tinh. Nhưng lần này hình như sẻ là lần cuối cùng tôi thay túi sách đồ. Nhất là tại vì tôi đả chán cái câu chuyện Văn hay kể ngày xưa anh nghèo đến nổi ông cụ bắt anh ở nhà chăn trâu và đi đào củ sắn để ăn...không có quần mà mang, nói gì tới chuyện để ý tới túi mới thời trang. Hai là cuối cùng trong cuộc trình tìm kiếm cái túi sách mà có tên tôi, có linh hồn của tôi, và khó mà có ma nào kiếm ra mua y hệt, tôi đả vô tình gặp được người làm túi da rất là giỏi, anh Dave Munson là dân tây ba-lô thứ thiệt, ngầu gấp mấy lần mấy anh mọi Zulu bên phi châu thời xưa.

Câu chuyện của Dave dài lắm nhưng đây không phải là chuyện của anh ấy mà là chuyện của cái túi sách mới của tôi. Dave mới làm xong cái túi cho tôi, khi nhận được tôi biết rằng cuộc trình tìm kiếm của tôi đả chấm dức và không bao giờ con mắt tôi sẻ 'lang thang' nửa. Chuyện tôi kiếm túi sách da tốt và có hồn không lạ gì đối với bạn hữu thân,
'...mày đi về Việt Nam đi, thiếu gì...mà rẻ nửa. Cở nào nó củng làm được hết.' Tôi biết rồi! nhưng hay trả lời và nhắc lại là trong lời của tôi có 2 chử, 'tốt và có hồn'. "...thì qua Thái Lan đi, thiếu gì..." câu mà thường thường đi theo sau đó của bạn thân. Tôi lớn lên và ra đời tự lập từ lúc 16 tuổi, lỳ như trâu (lời của mẹ) nhưng tôi rất nghe lời dạy của bố, củng là một dân ba-lô thứ thiệt. Ông cụ thích thiên nhiên, ngoài trời, đồng hồ cổ, và..túi sách. Ông dạy tôi mải, "mày nghèo cách mấy tao không cần biết. Mua cái gì thì mua cho đáng, để sau này để lại cho đám con, rồi tới đám con tụi nó nửa." Ông còn dặn rằng, đồ của tôi phải có dấu vết để lưu nhớ tới của những thời gian và cuộc trình của tôi trên đời. Nếu làm như cụ nói thì...khó và đắt lắm! Tôi đả đi tìm kiếm cho tôi một cái túi sách bằng da lâu lắm rồi, cái giống của bố tôi mà ông vẩn còn xài cho tới bây giờ. Cái túi ấy phải giống như những túi mà các phóng viên mang theo thời thế chiến thứ 2, và tốt như những túi mà các vị mạo hiểm dùng khi đi tiềm kiếm tích vật trong rừng hay ngoài sa mạc Sahara. Tôi đả tới những tiệm bán đồ cổ nhưng không kiếm ra cái vừa ý mà có thể dùng cho thời đại bây giờ với laptop và dt di động. Có thấy những túi da của những hãng thời đại bây giờ nhưng nó quá thời trang hay là không có chất lượng tốt bắng túi của bố tôi. Tôi không muốn dùng blog để quảng cáo Dave Munson, nhưng những gì anh làm gần như một nghệ thuật gần mất đi lâu lắm rồi. Khi tôi hỏi anh Dave tại sao tôi phải mua đồ của anh làm. Anh chỉ trả lời, "mày không cần mua, nhưng nếu mày mua, sẻ có một trong 2 điều sẻ xảy ra." Anh bảo tôi rằng, lúc ngày tôi mất đi, con cái tôi sẻ tranh giành nhau ai là người giữ được cái túi của bố. Tôi có thể đổi ý và muốn chôn chung với cái túi của tôi. Sẻ có người đòi mua lại cái túi của tôi. Nếu trong một ngày ở phi trường hay ga xe mà không có người khen hay hỏi đâu kiếm ra được cái túi của tôi, anh Dave sẻ trả tiền tôi lại gấp 2 lần. Nhưng điều mà tôi quyết định ngay tại chổ mua cái túi của Dave làm là anh cho tôi coi film và ảnh anh có trong cuộc trình Tây ba-lô của anh bên Phi Châu, Á Châu, và những nước Nam Mỹ. Anh có cuốn film mà anh cho con cá xấu cắn túi da của anh, sau một cuộc giằng co, cái túi thắng. Tôi vẩn còn nhớ tới lần đầu tiên cách đây 2 hôm, một ông cụ người Mỹ khoản thập niên 70 bước tới trong quán cà phê hỏi tôi rằng có phải bố tôi cho tôi cái túi đó không, vì bố của ông ấy ngày xưa thường mang một cái giống như vậy. Xong chuyện! bây giờ tôi phải đi kiếm cái đồng hồ cổ.


Sau một tiếng đồng hồ chịu hết nổi, "Duy, mày mua cho tao một cái túi vậy được không?", Văn nói mắt không nhìn khỏi cái túi tôi cố tình để gần ghế anh ngồi. "...tao đả bảo mày rồi..." tôi nói rất tự tin.

Túi da và cá sấu


Duy

Thursday, September 20, 2007

Hey you!


Look Julian and weep!

Luke

Wednesday, September 19, 2007

Bricasti Design

Các bạn có giống như tôi quá chán với âm thanh và chất lượng cũ rít của Lexicon reverb (480L/pcm91)? thử đi, TC M6000 cũng không đủ tư cách sách túi cho 'em' này...AES/EBU rất là lý tưởng với Protools HD.

  • AES 24 Bit Digital I/O
  • AES single wire 192k supported
  • Self-clocking to incoming sample rates 44.1k to 192k
  • 6 State of the art dual core Analog Devices DSPs

    Analog Section Design Features and Performance (preliminary)

  • <>
  • Input level adjustable in 2 dB steps
  • Balanced XLR analog I/O
  • 24-bit conversion
  • Dual D/A
  • Fully-balanced, DC-coupled analog input and output circuits

    Analog Input A/D

  • Dynamic Range >116 db, A-Weighted
  • THD+N <.001 %
  • Frequency Response: 10 Hz - 20 kHz ± <>
  • CMRR: > 60 dB @ = 1 kHz
  • Maximum Input Level: +24 dBu
  • Minimum Input Level for 0 dBFS: +4 dBu

    Analog Output D/A

  • Dynamic Range: > 116 dB, A-Weighted
  • THD+N: <>
  • Frequency Response: 10 Hz - 20 kHz ± <>
  • Maximum Output Level: +24 dBu
  • Minimum Output Level for 0 dBFS: +8 dBu
  • Output impedance: 40 Ohms

  • Cần thêm thông tin của dụng cụ xin vào webpage.

    Bryan ∑

    Tuesday, September 18, 2007

    "Metasonix" Cẩn Thận, đừng mua nhầm

    Các bạn chơi guitar, đừng bao giờ rờ vô mấy thứ này, tại sao.
    nhạc và âm thanh của bạn có thể rớt vô chổ đứng riêng và chẳng giống ai hết.
    Đồ Metasonix chỉ để mấy thằng khùng như Nine Inch Nail, Korn, Marilyn Manson, hay đám Euro Dance Techno chơi thôi, nó không có chổ cho thị trường nhạc Vietnam. Bạn chơi guitar hay dùng synth nhiều xin đừng mua lầm mấy thứ này, khó bán lại và làm nhạc của bạn mất chổ đứng trên thị trường NHẠC CHỢ!






    Đã mua lầm 4 cục rồi

    Duy

    Tí Hon Thần Lực

    Chú ý tới phần máy synth có thể tự chỉnh tông theo Freq. từ 4hz-20khz...hơi rùng rợn.

    Photo Chick from New York Institute of Photography

    Cách dùng flash hiệu quả hơn





    Duy

    Friday, September 14, 2007

    Logic 8

    Trong thế giới công nghệ của âm thanh cho những loại phòng thâu khác nhau (cho phim, nhạc, và chế biến âm thanh cho những bộ phận chơi game), DAW ngày nay trở thành một hệ thống dụng cụ phải có cho những công việc này. DAW, còn gọi la Digital Audio Workstation (tôi gọi là hệ thống máy vi tính cho âm thanh) nếu nhìn rộng ra, DAW khác nhau rất là ít. Tôi đả viếc một bài về đề tài này lâu rồi về lý do và cách chọn DAW hợp với công việc của mình.

    Riêng cá nhân tôi, lúc quyết định tôi chỉ nhìn vào 2 vấn đề mà ảnh hưởng nhiều nhất tới công việc và tài khoản của tôi. Cách tôi quyết định là nhìn vào dùng hệ thống PC (Window XP) hay là MAC (OS X) là thứ nhất.
    Thứ hai, là tôi sẻ chọn phần mềm của hệ thống native (lệ thuộc và dựa vào năng lực CPU của máy vi tính để chạy tất cả năng dụng trong phần mềm của DAW) chẳng hạn như Cakewalk, Sonar, Ableton Live, Reason, Nuendo v..v.. Rẻ hơn nhiều, nhiều hệ thống để lựa chọn, nhưng rất dể bị ảnh hưởng của latency (tạm dịch là sự chậm trể của phần mềm).

    Hay là tôi chọn TDM (time division multiplexing) không bị lệ thuộc vô năng lượng/năng lực CPU của máy vi tính để chạy phần mềm của DAW, vì hệ thống này lúc nào củng đi với một phần cứng (cùng hảng) có năng lực riêng để chạy tất cả năng dụng của phần mềm thế cho CPU của máy vi tính và ít bị vấn để latency . Vì lý do này, phần đông hệ thống TDM đắt hơn rất nhiều trên thị trường của DAW.

    Vì hợp với công việc của tôi, quen thuộc với MAC (OSX), không cần mua máy vi tính mới mổi lần CPU mới mạnh hơn bán ra, có thể tăng thêm năng lực của hệ thống trong tương lai một cách dể dàng, và quan trọng nhất là hệ thống TDM được thống nhất với những phòng thâu lớn/nhỏ trong công nghệ phòng thâu của thế giới, tôi chọn TDM Protools HD của Digidesign.

    Gần 10 năm nay tôi chỉ dùng hệ thống TDM của Protools và ít khi nào để ý tới hệ thống native, nhưng cách một thời gian ngắn đây, MAC (Apple) chuyển qua Intel và nhất là năng lực/năng lượng hết sức là mạnh của MAC Quad Core Intel (http://www.apple.com/macpro/), thế giới của hệ thống native đối với tôi nhìn rất là hấp dẩn. Đối với MAC và hệ thống native, tôi thích nhất là Logic, nhưng tôi cũng ghét Logic vì nó là một phần mềm mà khó "mò" nhất cho tôi với cái tính ít khi nào chịu đọc sách chỉ dẩn cách dùng (manual). Tất cả đều thay đổi ý kiến cách đây mấy ngày khi tôi dự một buổi giới thiệu phần mềm mới của phòng thâu của người bạn.

    Logic thời Emagic của Đức (version 1-6),

    Logic củ (Emagic công ty của Đức) (ver. 1-6) nằm nhất nhì trên thê giới so sánh với Protools của Digidesign và nhất là trong thế giới của electronica/dance. Dân electronica, nhất là của Âu Châu rất ít dùng Protools vì...cho nó là đồ Mỹ quốc (một đám khùng), họ dùng Logic rất nhiều vì muốn tự hào có chổ đứng riêng vì lý lịch văn hóa Âu Châu của họ (electronica với văn hóa ngàn năm xa xôi) dù rằng user interface của Logic và GUI rất là...vô duyên, không có lý chúc nào hết. Tôi còn nhớ ngày xưa hay cãi lộn với một người bạn kỹ sư người Pháp về Logic và Protools. Sau khi thấy gần thua cuộc, anh chàng nói với tôi Logic khó dùng vì "văn hóa" cách viếc phần mềm của người Âu Châu sâu hơn tầm nhìn của tôi nhiều...không giải nghĩa được, hay thiệt!

    Apple (của thằng Mỹ) sau này mua lại Logic của hảng Emagic khi thấy Logic đang ngáp sắp chết nên bán rẻ (Protools quá ngầu) và để lấy kỹ thuật phần mềm của Logic để viếc cho Garage Band của MAC. Tôi vẩn chưa hài lòng lắm với phần mềm của Logic, tuy rằng Apple đã bắc đầu sửa lại Logic rất nhiều. Logic 8 mới tung ra thị trường đây chỉ có mấy ngày, nhưng qua những thay đổi mới của nó, tôi thấy Logic bây giờ rất có lý khi đi chung với năng lực mới của hệ thống MAC INTEL QUAD CORE XEON. Cho một hệ thống native hợp với túi tiền của nhiều kỹ sư làm tại gia mà còn mạnh hơn nhiều hệ thống khác.
    Logic 8

    Một Window- cái thay đổi lớn nhất của Logic đối với ngày xưa là tất cả năng dụng của phần mềm bây giờ nằm chung trong một window, khác với ngày xưa khi Logic mổi lần mở ra có quá nhiều window rất khó mà sắp đặc khi người dùng Logic chỉ có màn hình vi tính nhỏ. Giống như Protools...vậy thôi.

    Video




    Căn Bảng Dể Hiểu và Sắp Đặc- Logic 8 bây giờ, theo ý của tôi, dể 'mò' hơn vì lý do đó, nó không còn làm cho người mới dùng 'khớp' vía. Logic củ hay làm cho nhiều người mất hứng lúc mới thấy và dể bỏ qua, vì thế nhiều nhạc sỹ sẻ không thấy được những cái hay và năng lượng bí mật của Logic. Logic 8 bây giờ là một chuyện khác, quá có lý giản dị với tầm nhìn khi mới mở Logic ra, bạn sẻ có template cho cách lựa chọn theo công việc của mình, gần như có người nắm tay dắt bạn theo cách dùng. Hay hơn nhất là bây giờ, rewire được viếc lại sync dể dàng hơn trong Logic để dùng chung với những phần mềm khác chạy chung một lúc như Ableton Live và Reason.

    Video



    Sửa Đổi Region Của Âm Thanh, Bus, Aux, và mix

    Tôi có cảm giác là Apple muốn làm Logic giống hệt như Protools, cách đổi và sử dụng Logic bây giờ rất là dể hiểu vì interface và GUI của Logic dùng Region của âm thanh. Mixing (tạm dịch là hòa âm) trong Logic được tới 255 mono tracks, 32 mix group, và tới 15 phần plug in's cho mổi channel hay track. Khác đối với Protools là Logic 8 thâu được vô bus của nó. Khi tạo một channel bus send (chuyển âm thanh đi thêm một đường khác nửa), Logic sẻ tự động tạo một channel aux để nhận đường âm thanh vào của channel bus. Mixing và plug in's cần rất nhiều năng lực của CPU của máy vi tính, tuy nhiên có lúc một session có quá nhiều tracks và plug in's mà CPU chịu không nổi, Logic dùng và lợi dụng được năng lực của những máy vi tính trong một network để phụ vào năng lực cho session đó. Theo tôi biết là nhiều nhất là 3 máy vi tính có thể nằm trong network để chạy một session nếu một máy đang dùng hết năng lực.

    Ngoài vấn đề này ra, với năng lực của máy MAC Intel mới, Logic đả cộng thêm phần latency compensate trong năng dụng phần mềm của Logic rất hiệu quả hơn những native DAW khác nhiều...và nghe rỏ ràng hơn cho công dụng lúc thâu (overdub).

    Âm Thanh 5.1

    Mixing âm thanh 5.1 phần đông DAW nào củng làm được nhưng làm xong, đòi hỏi phải có encoder, mà DAW đòi hỏi phải mua thêm plug in cho encoder, trước khi đưa cho âm thanh vô DVD hay là film. Logic sửa lại tất cả fader và meter để mix cho surround sound và cho Dolby Digital encoder trong phần mềm.

    Video


    Sound Card

    Logic 8 sẻ hợp với 98% những sound card của thị trường của MAC, nhưng nếu muốn thấy Logic 'bay thiệt' ngon, tôi đề nghị Apogee Ensemble hay là RME FW800. AD/DA rất tốt, micro (4 cái mổi hệ thống), và hoàn toàn chắc cú với phần driver cho MAC.




    Mọi thông tin chi tiết, xin vào www.apple.com/logicstudio/logicpro/#new

    Logic 8 có làm cho tôi thay đổi hẳng hệ thống Protools của tôi đang dùng bây giờ không? dỉ nhiên là không nhưng nó đả làm cho tôi ngừng lại để nhìn kỹ lại, có thể lắm nếu tất cả phòng thâu trên thi trường thay qua Logic. Nhưng cho các bạn nhạc sỹ và kỹ sư với tài khoản trung bình, bạn sẽ không thất vọng đâu với năng lực và chất lượng âm thanh của Logic, xo xánh với Cakewalk, Sonar v..v..


    Cho các bạn chuyên viếc nhạc dùng MIDI, Logic 8 sẻ cho bạn in thẳng ra note nhạc (total scoring sheet) không cần tới Finale hay những phần mềm notation. Khi nói tới làm âm thanh cho film, biến chế âm thanh cho bất cứ trường hợp nào (game hay nhạc), Logic sẻ là một bộ phận rất là mạnh cho các bạn quen thuộc làm việc với MAC trong công nghệ multimedia chẳng hạn như Final Cut Pro. So sánh với một hê thống Protools gần $15,000.00 đô, bạn có thể chỉ bỏ ra khoản $5000.00 đô (1/3) đi với Logic và MAC Intel Quad đủ cho bạn làm CD từ A-Z cho bất cứ 'váy ngắn' nào bước vô thế giới của bạn đòi làm ca sỹ...

    Chuyện lạ lùng là Logic quyết định của Apple bỏ USB iLok của Logic. Nghĩa là Logic bây giờ chỉ cần số serial để mở phần license của nó. Cái này theo tôi biết rằng khi làm vậy, Logic sẻ dể bị crack và trao đổi. Theo tôi đây cũng là cách mà những hãng phần mềm làm để tập cho người dùng cho quen bằng cách cho crack một cách dể dàng...để sau này hãng sẻ 'siết' sau.

    Lời cuối,

    Logic cũng xuống giá gần như một nừa từ $800 đô xuống tới $400 đô, có phải đây là một tiếng súng? Trong thế giới MIDI sequencer ngày xưa, chỉ có 2 hãng thị trường pro dùng nhiều nhất là Logic MIDI sequencer và Motu Digital Performer có phần mềm cho MIDI rất là chắc cú, trong lúc đó Protools không có MIDI sequencer trong hệ thống DAW mà chỉ digital audio và làm việc rất là gần với Apple (MAC). Một ngày đẹp trời, Apple bỏ rơi Protools và mua Emagic Logic để sửa soạn cho OSX và iLife, Protools vội vàng mua phần mềm MIDI sequencer của MOTU Digital Performer. Nhìn lại lịch sử này, tôi có cảm giác một chiến tranh xảy ra trong thế giới DAW rất là kinh khủng, tất cả đều nhắm súng vào Digidesign Protools (PTHD). Những cú bắn càng ngày càng nặng cho PTHD nhưng nhiều khi nó nhìn giống như một cái ngáp ruồi...hay là Apple hoàn toàn muốn nắm luôn thị trường multimedia?

    chúc may mắn nhe!

    Tran Duy

    note: Đối với tôi viết tiếng Việt Nam vô cùng khó khăn vì đi xa Việt Nam từ nhỏ, mà khó nhất là khi viết về kỷ thuật âm thanh mà trong sách vở Việt Nam hầu như không ai thèm nghỉ tới những danh từ, tên, và công dụng bằng tiếng Việt Nam.
    Dỉ nhiên những bài tôi viết sẻ có nhiều vấn đề về mọi khía cạnh văn phạm, nhưng cũng giống như trong công nghệ âm thanh của Mỹ, phần lớn đám kỹ sư chỉ lo chất lượng của âm thanh chứ ít khi để ý tới văn phạm...cả Anh Văn nửa. Các bạn trong nghề và có căn bảng sẻ hiểu bài tôi viếc một cách dể dàng...dù tôi có viết theo kiểu 'gà bới đất kiếm trùng' (mẹ tôi hay chọc mổi lần viết thư cho bà). Nhưng đâu sao đâu ban nhỉ!

    Saturday, September 08, 2007

    Nghèo đòi chơi sang...tôi làm được nha!

    Alan (Thaole production, Vietnam) sử dụng nó để thâu ADR cho phim và truyền hình. Luke (Boxviolet, USA) sử dụng nó trên sân khấu thay vì dùng sequencer để làm live show. Còn tôi thì dùng nó để chế biến âm thanh cho phim và nhạc cụ điện tử. Tôi và đám bạn cùng hàng dân thiên hạ loại không rủng rỉnh tiền bạc lắm, đều dùng Protool LE như hệ thống xách tay hậu thuẫn. Tôi mê mấy phần mềm của Digidesign Protools LE vì nó trong tầm tay với và có thể xách đi đây đó dễ dàng nhưng tôi không ưa phần cứng của Protools LE, đặc biệt là phần làm cho hệ thống LE như 002’s và Mbox1-2 series. Hệ thống này ồn ào; preamps thì ốm nhom đến quái đản và giá trị bèo hơn preamp của Mackie nửa.

    Hồi còn là sinh viên trường kỹ sư âm thanh, tôi đã từng chấp nhận yếu điểm này để có được mặt hàng tiện dụng và có giá phải chăng nhưng lương tâm tôi nó cấu xé tôi khi cứ phải chấp nhận âm thanh dưới trung bình và nhất là cho khách hàng của tôi.

    Vấn đề của Mbox và 002/003 Firewire audio hardware của Digidesign nằm ở chỗ bật cao của độ xì (noise floor level), đường âm thanh vào (line inputs), đường âm thanh ra (line outputs), bộ chuyển biến của analog qua digital/digital qua analog AD/DA (converter quan trọng lắm), digital internal clock, và cuối cùng là micro preamps. Tất cả bộ phận này của hệ thống LE tôi cho là dưới trung bình, dù rằng những hệ thống này rẻ hơn Protools HD nhiều.

    Ngày nay tôi có cơ hội đi làm xa hơn, cuộc trình đòi hỏi đôi khi phải ra khỏi nước Mỹ qua Á Châu (Sing, Thái Lan, Trung Quốc, và Việt Nam), tôi không thể nào sách theo bộ phận Protools HD của tôi. Phần cứng của Mbox và 002/003 Firewire là giải đáp 'sách tay' rất tốt và hợp cho công việc của tôi mổi khi đi xa. Tôi chỉ cần sách theo cái laptop và một bộ phận 002 đi là được rồi. Nhưng tôi không chấp nhận sự khác biệt của chất lượng âm thanh giửa 2 bộ phận Protools LE và Protools HD dù biết rằng giống như so sánh con chuột với con voi...làm sao cho tụi nó ngang cơ nhau.


    1-Từ ngoài vô 002 (Analog--->micro preamp) tốn hết $450.00

    Tôi bắt đầu loay hoay trong lãnh vực kỹ thuật để tìm ra cách sửa lỗi này và hành trình nghiên cứu của tôi cuối cùng đến được con đường tuyệt đẹp. Tôi mới lấy lại Digidesign 002 4 tháng nay và ráp máy hoàn toàn theo nhu cầu của khách hàng và kết quả tuyệt vời. Nói đúng hơn, cái 002 của tôi bây giờ tuy không đủ sức mạnh vê phần DSP như HD, nhưng chất lượng âm thanh của nó đả không thua gì Digidesign 192HD I/O. Ngay cả đường dây vào/ra của âm thanh và micro preamp tôi thấy còn hơn cả Focusrite Preamp của Control 24.

    Dỉ nhiên là phải bắc đầu sửa từ đường âm thanh vô của 002 (hay Mbox). Tất cả hệ thống nhận âm thanh vô đầu tiên đều được thay thế để cho nhiều thêm 'head room' bằng cách thay những I/O amps, dây, chì, với những bộ phận có chất lượng tốt hơn...cuối cùng là cho bật cao của độ xì xuống thật nhiều (lower the noise floor level). Từ lúc này là tôi đã đưa được chất lượng âm thanh analog vô dày hơn, to hơn, và giử được cảm giác stereo của âm thanh rỏ rệt.

    2-Biến chuyển qua Digital (analog/micro preamp--->digital) tốn thêm $550.00 nửa

    Khi nói tới digital audio và làm cách nào cho hệ thống biến chuyển giử được gần hết âm thanh gốc, trước khi thành digital, bạn hay nghe và đọc nhiều về word clock/digital clock và chất lượng của bộ phận biến chuyển (converter) qua digital hay ngược lại, có rất nhiều ảnh hưởng tới những trên. Vậy thì phần tới phải thay cho 002 (hay Mbox) là digital clock của nó (internal digital clock).
    Tôi nghe rất nhiều người nói với tôi rằng giải quyết vấn đề này dể lắm, chỉ cần 'slave' nó bằng digital clock ở ngoài (external digital clock) bằng AES hay SPDIF cũng được, sau đó vô Preference setting cua Protools LE click vô external clock theo SPDIF hay AES là được rồi. Nếu trường hợp này được đặc vào những hãng khác thì được, nhưng nói tới hàng của Digidesign thì không bao giờ đúng hết. Vì lý do hàng của Digidesign chỉ tự clock lấy ở trong (internal clocking) hay clock với một bộ phận Digidesign khác (cùng hãng), tôi phải thay hoàn toàn bộ phận clock bên trong cùa 002, khi làm xong...tôi chỉ biết diển tả âm thanh tới đây là "punchy"! không chê được.

    Tại vì cố tình làm cho gọn và để cho di chuyển dể dàng, những bộ phận của digital và analog bên trong của 002 và Mbox cùng dùng chung một bộ phận cung cấp điện (sharing the same powering internally). Nhất là bộ phận biến chuyển digital rất là nhạy cảm với hệ thống cung cấp điện. Những hãng digital converter nổi tiếng thế giới như Prism, Lavry Gold, Benchmark, etc. đều dấu diếm hệ thống cung cấp điện cho máy của họ như là bí mật của quốc gia và sẳn sàng sống chết với bí mật đó. Tôi không thể thay nguyên bộ phận biến chuyển digital được nhưng tôi có thể làm cho cái bộ phận đó làm nhiệm vụ tốt hơn bằng cách thay và tách rởi bộ phận cung cấp điện của bên trong ra 2 nguồn khác nhau, một để cho máy chạy, hai là cho bộ phận biến chuyển digital (decoupling the power sources). Làm tới đây là tôi đả rất hài lòng với kết quả.

    kết luận

    Thì ý kiến tới đây của tôi nói đúng hơn là tôi sản sàng so sánh âm thanh của Digidesign 192 HD I/O với cái 002 mới của tôi bất cứ lúc nào...cho tới sampling rate 96Khz. Dĩ nhiên không so sánh được với 192 I/O ở 192 Khz được...nhưng tôi hỏi, ai thâu ở sampling rate 192 Khz???? khi Cd thì chỉ có tới 44.1 Khz thôi và trước sau gì củng phải đẩy xuống tới đó?
    đối với tôi 'nhét con heo vào lổ chuột dể hơn là nhét con voi'...vậy thôi!

    Cộng thêm vào Protools LE với phần mềm của Music Production Option hay DV tookit, bạn có thể đem cái Mbox hay 002 của bạn ngang hàng chất lượng âm thanh với HD ở 48 mono tracks.

    Sửa phần 1 để mix, sửa luôn phần 2 để thâu và mix sẻ tốn hết từ $450 đô la cho tới $1000.00...đắt thiệt, nhưng nếu mua HD thì bạn có thể mất luôn vợ...HD=48 tracks=$8000 !

    Mọi thắc mắc xin liên lạc bflatmultimedia@hotmail.com

    Trần Duy